Wednesday, April 23, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTấm màn đen phía sau “Trung tâm Cấy ghép tạng lớn nhất...

Tấm màn đen phía sau “Trung tâm Cấy ghép tạng lớn nhất châu Á”

Ngày 17/3/2005, ông Thẩm Trung Dương, Chủ nhiệm Trung tâm Cấy ghép tạng Y viện Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, Viện trưởng Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân sau khi vừa thực hiện một ca cấy ghép gan đã cho biết: “Đây là ca thứ 1600 do tôi phụ trách” – theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin.

Tòa cao ốc Trung tâm Cấy ghép tạng Đông Phương do chính quyền thành phố Thiên Tân đầu tư xây dựng được đưa vào hoạt động trong năm 2006, và tự xưng là “lớn nhất châu Á” với 500 giường bệnh chuyên dùng cho phẫu thuật cấy ghép sẽ duy trì tỷ lệ sử dụng liên tục trên 90%. Ông Thẩm Trung Dương được mệnh danh là “người khai mở nghề cấy ghép tạng Trung Quốc”.

Sự nghiệp cấy ghép tạng của ông Thẩm Trung Dương được xây dựng bằng vô số mạng người, nguồn gốc của những mạng người này ở đâu?

Truyền thông Trung Quốc đưa tin về Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân nhưng né tránh không nhắc đến vấn đề nguồn cung cấp nội tạng. Phía chính quyền Trung Quốc giải thích rằng, nguồn gốc tạng cấy ghép lấy từ phạm nhân bị xử tử hình. Nếu chiếu theo cách giải thích này thì số ca cấy ghép và số người bị hành hình phải tương ứng nhau. Theo Tổ chức Quốc tế Điều tra, số người bị xử tử hình hàng năm ở Thiên Tân chưa tới 40 người, trong khi số ca cấy ghép tạng ở Thiên Tân hàng năm vượt xa con số này, được mệnh danh là “nơi cấy ghép tạng bận rộn nhất toàn quốc”.

Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Internet).

Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Internet).

Đại Kỷ Nguyên đã thực hiện phân tích đối chiếu giữa thông tin do truyền thông Trung Quốc đưa tin và số liệu của Trung tâm Cấy ghép tạng công khai trên mạng qua thời gian dài, theo đó đã chứng minh số ca cấy ghép tại Trung tâm Thiên Tân cao hơn nhiều, vì thế có thể hiểu được nguyên nhân chính quyền Trung Quốc từ chối cung cấp thông tin về nguồn gốc nội tạng. Tại Trung Quốc không có hệ thống hiến tặng, đa số nội tạng dùng trong cấy ghép không phải lấy từ phạm nhân tử hình. Hiện tượng cấy ghép tạng tương tự như ở Thiên Tân diễn ra phổ biến ở Trung Quốc Đại Lục.

Nhiều năm qua, không ít nhân viên nghiên cứu điều tra về nhân quyền đã lên tiếng cho rằng: Rất nhiều khả năng nguồn gốc nội tạng đến từ đoàn thể người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại. Con số chênh lệch quá xa của Trung tâm Thiên Tân cùng nhiều chứng cứ khác liên tục được đưa ra chứng minh cho quan điểm của những nhân viên nghiên cứu điều tra về nhân quyền. Cáo buộc này hiện vẫn chưa được chính quyền Trung Quốc trả lời rõ ràng.

Bài viết sẽ phân tích tình trạng từ công khai đến khép kín về số liệu cấy ghép nội tạng của Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân vào giai đoạn trước và sau năm 2006, tái hiện lại hình ảnh tội ác giết người hàng loạt có tổ chức vì lợi nhuận; đồng thời đưa ra những ý kiến của giới chuyên gia y khoa quốc tế cho thấy vấn đề nguồn gốc nội tạng sử dụng trong cấy ghép ở Trung Quốc là thách thức lớn nhất về đạo đức mà loài người phải đối diện trong thế kỷ 21.

Cấy ghép nội tạng: Từ đi cà thọt đến chạy marathon

Vào thập niên 90, lĩnh vực cấy ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục nằm trong trạng thái ngủ đông. Việc cấy ghép cho người bệnh được thực hiện miễn phí, vì phẫu thuật quá nguy hiểm, người chấp nhận phẫu thuật ghép tạng rất hiếm, còn nguồn cung cấp tạng càng hiếm hơn. Cuộc đời hành nghề cấy ghép tạng của ông Thẩm Trung Dương tiến lên trong bối cảnh đó.

Tháng 5/1994, ông Thẩm Trung Dương may mắn thuyết phục được một người nông dân 37 tuổi bị xơ cứng gan đồng ý cấy ghép, ca phẫu thuật này được giới truyền thông đưa tin là thành công đầu tiên trong cấy ghép tạng ở Thiên Tân.

Hình tư liệu về ông Thẩm Trung Dương, Chủ nhiệm Trung tâm Cấy ghép tạng Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Secretchina).

Hình tư liệu về ông Thẩm Trung Dương, Chủ nhiệm Trung tâm Cấy ghép tạng Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Secretchina).

Nhưng trong vài năm sau đó, ông Thẩm Trung Dương không còn may mắn như thế nữa, từ tháng 5/1994 – 8/1998 không có bất cứ ca cấy ghép gan nào. Tháng 9/1998, sau một năm học bồi dưỡng học vị Tiến sĩ Y học ở Nhật Bản, ông Thẩm Trung Dương trở lại Trung tâm Thiên Tân, nghe nói là đã tự bỏ tiền túi 100 ngàn Nhân dân tệ để thành lập khoa cấy ghép tạng, và đến cuối năm đó đã hoàn thành 7 ca phẫu thuật, sang năm 1999 hoàn thành 24 ca. Vào thời điểm đó có thể xem đây là bước tiến không nhỏ.

Nhưng từ năm 2000 đã bất ngờ bùng nổ nguồn cung nội tạng chất lượng tốt, theo đó là hoạt động cấy ghép tạng ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Khoảng chục năm sau thì ông Thẩm Trung Dương trở thành nhân vật nổi như cồn trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Tra cứu thông tin truyền thông Trung Quốc Đại Lục không khó để tìm được thông tin về số ca cấy ghép tạng của Trung tâm Thiên Tân vào thời điểm đó. Theo báo mạng Phương Bắc của chính quyền Thiên Tân đưa tin (Enorth.com), trong vòng 2 năm kể từ năm 2000, số ca phẫu thuật cấy ghép của ông Thẩm Trung Dương tăng từ 24 trường hợp lên 209 trường hợp; và từ 209 trường hợp lên 1000 trường hợp chỉ trong năm 2003.

Thành công của Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân là hình ảnh thu nhỏ của hệ thống cấy ghép tạng Trung Quốc: công việc thực hiện mờ ám và có bóng dáng của hệ thống y viện quân đội, còn đưa thông tin ngầm không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Phía sau việc đầu tư xây dựng cao ốc cấy ghép tạng là gì?

Sau khi Trung tâm số 1 Thiên Tân di dời đến địa chỉ hiện nay vào năm 1992, trong suốt thời gian dài không có xây dựng phát triển gì thêm. Nhưng vào tháng 12/2003, Sở Y tế Thiên Tân tuyên bố đầu tư 130 triệu Nhân dân tệ xây dựng tòa cao ốc chuyên dùng cấy ghép nội tạng. Trung tâm còn tuyên bố đầy lạc quan: “Từ tiền đề cấy ghép gan và thận, trung tâm sẽ phát triển thêm các lĩnh vực tụy, da, tóc, cấy tế bào gốc, mở rộng sang tim, phổi giác mạc, thanh quản, hình thành một trung tâm cấy ghép đa lĩnh vực” (theo Enorth.com.cn).

Như vậy, từ cuối 1998 với 100 ngàn Nhân dân tệ xây dựng khoa cấy ghép tạng, đến cuối năm 2003 đã được đầu tư 130 triệu Nhân dân tệ xây dựng tòa nhà chuyên dùng cấy ghép nội tạng. Điều gì khiến chính quyền và Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân lạc quan như thế? Không có người cung cấp thì không có hoạt động cấy ghép, vậy thì nguồn cung cấp ở đâu ra?

Mở rộng đầu tư xây dựng Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Mở rộng đầu tư xây dựng Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Vào năm 2004, tòa nhà cấy ghép nội tạng đang trong quá trình xây dựng nhưng khoa cấy ghép tạng của ông Thẩm Trung Dương đã mở rộng thêm 5 chi nhánh ở Bắc Kinh và Sơn Đông. Điều đáng quan tâm là chi nhánh ở Bắc Kinh do ông Thẩm Trung Dương phụ trách nằm trong Y viện Tổng cục Cảnh sát Vũ trang, ông Thẩm Trung Dương làm Chủ nhiệm.

Dưới chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, hệ thống quân đội không chỉ dùng để đối phó với thế lực bên ngoài mà còn có 1,2 triệu quân dùng trong hoạt động đối nội, lực lượng này có tên là Bộ đội Cảnh sát Vũ trang, chức trách khác lực lượng cảnh sát thông thường. Hệ thống y viện của quân đội và cảnh sát vũ trang không trực thuộc Bộ Y tế Trung Quốc mà do Quân ủy quản lý.

Theo tư liệu của chính quyền Trung Quốc, vào năm 2004, đội cấy ghép tạng của ông Thẩm Trung Dương đã thực hiện được số ca ghép gan đứng đầu toàn thế giới và số cấy ghép thận đứng đầu Trung Quốc Đại Lục.

Khi đó Trung tâm số 1 có khu cấp cứu và khu khám bệnh, tháng 9/2006 tòa cao ốc cấy ghép tạng được đưa vào sử dụng với khí thế hoàn toàn vượt trội hai tòa nhà cũ. Tòa nhà 15 tầng này có 2 tầng hầm, được mệnh danh là “Trung tâm Cấy ghép tạng Phương Đông”, có diện tích xây dựng 46.000 mét vuông với 500 giường chuyên dụng.

Hơn chục năm sau, Trung tâm Cấy ghép tạng Phương Đông phát triển ra nước ngoài, tự xưng là “trung tâm cấy ghép lớn nhất châu Á”. Tuy nhiên “thành tích” hoạt động của nó khiến chính quyền Trung Quốc không biết giải thích thế nào trước cáo buộc về tấm màn đen cấy ghép của phương Tây.

Y viện của tội ác

Trang mạng của Trung tâm Cấy ghép tạng số 1 Thiên Tân (www.cntransplant.com) dùng để mời chào người bệnh nước ngoài, bị nhà văn kiêm phóng viên điều tra người Mỹ Ethan Gutmann gọi là “trò lừa bịp được Đảng nuông chiều”. Tác phẩm “Đại tàn sát” (The Slaughter) của ông Ethan Gutmann được xuất bản năm 2014 đã đưa ra nhiều chứng cứ đáng tin cậy chứng minh: các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm đã bị mổ cướp nội tạng phục vụ nhu cầu cấy ghép nội tạng.

cuon-sach-moi-tiet-lo-dai-tham-sat-o-trung-quoc

Trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên, ông Ethan Gutmann cho biết: “Khi tôi đi diễn thuyết ở các trường đại học, để mọi người không còn thái độ nghi ngờ, tôi yêu cầu họ dùng điện thoại thông minh lên mạng tìm hiểu”.

Trang mạng này đã khiến Hội Cấy gép tạng Quốc tế (The Transplantation Society) phẫn nộ. Đầu năm 2014, Hội đã viết một bức thư gồm nhiều người ký tên chung gửi tới ông Tập Cận Bình, lên án tội ác sử dụng nội tạng phạm nhân ở Trung Quốc. Trong thư viết: “Trang mạng của Thiên Tân đang mời chào người bệnh nước ngoài đến cấy ghép tạng, chúng tôi không thể chấp nhận tình trạng những người đi chữa bệnh lại âm thầm vi phạm nhân quyền, sẵn sàng hợp tác với bọn ác vì lợi nhuận”.

Vào tháng Sáu cùng năm trang mạng đã bị đóng. Trong suốt thời gian hoạt động kéo dài 8 năm, đối tượng chủ yếu được nhắm tới là những khách hàng giàu có, tiêu thụ loại sản phẩm độc đáo – Trong thời gian ngắn có thể cung cấp nội tạng tươi mới: có tiền là sẽ được đáp ứng nhu cầu ngay, những vấn đề khác không giải đáp.

Ông Ethan Gutmann và tác phẩm “Đại tàn sát” (Ảnh: Ethan Gutmann).

Ông Ethan Gutmann và tác phẩm “Đại tàn sát” (Ảnh: Ethan Gutmann).

Những nhân viên điều tra cho rằng, để xây dựng được trung tâm cấy ghép phức tạp và khổng lồ như thế với số nhân sự làm việc cùng trang thiết bị được bố trí kịp thời trong thời gian ngắn, trong điều kiện ở một đất nước không có hệ thống bộ máy tự nguyện hiến tặng nội tạng, điều này quả thực làm người ta không lạnh mà thấy run.

“Nghĩa là bệnh viện tuyệt đối tin tưởng sẽ tìm được đủ ‘người hiến tặng’ làm nguồn cung cấp nội tạng”, Giáo sư Y khoa Maria F. Singh trả lời phỏng vấn, “trong điều kiện không có cơ chế hiến tặng nội tạng nhưng bệnh viện tin bằng con đường vô đạo đức sẽ có nguồn cung cấp tạng dồi dào, món lợi kiếm được phải đặc biệt lớn”.

Giáo sư Y khoa Maria F. Singh là thành viên của Hiệp hội Bác sĩ Chống mổ cướp nội tạng (Doctors Against Forced Organ Harvesting), tổ chức này kêu gọi cộng đồng thế giới hãy quan tâm đến tội ác mổ cướp nội tạng.

Như vậy, Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đã thực hiện bao nhiêu ca cấy ghép nội tạng?

(Còn tiếp…)

RELATED ARTICLES

Tin mới