Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ “ấm ức” tố bị Su-24 của Nga áp sát khiêu khích...

Mỹ “ấm ức” tố bị Su-24 của Nga áp sát khiêu khích ở biển Baltic

Quân đội Mỹ vừa công bố video và hình ảnh về sự cố hai chiến đấu cơ Su-24 và một trực thăng KA-27 Helix của Nga đã liên tục bay áp sát tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook của Mỹ ở biển Baltic, trong một vụ việc mà giới chức Mỹ miêu tả là một trong những cuộc chạm trán khiêu khích nhất trong thời gian gần đây.

Vụ việc xảy ra hôm 12/4, vào lúc tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ đang tuần tra và diễn tập cùng trực thăng Ba Lan tại khu vực phía tây nam biển Baltic và một trực thăng quân sự của Ba Lan đang chuẩn bị cất cánh từ tàu. Màn bay lượn cắt ngang của máy bay Su-24 của Nga khi đó đã khiến trực thăng Ba Lan phải đậu lại tàu khu trục Mỹ.

Tàu Cook lúc này đang ở vùng biển quốc tế. Còn vùng lãnh thổ gần nhất ở Nga là Kaliningrad, cách đó khoảng 70 hải lý, vốn nằm giữa Lithuania và Ba Lan.

Một quan chức Nga thừa nhận sự cố trên nhưng từ chối đưa ra bình luận.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ tố cáo, các máy bay Su-24 của Nga đã nhiều lần bay ngang qua tàu Cook vào ngày 11/4.

Đến ngày hôm sau, một trực thăng Ka-27 của Nga xuất hiện và cũng bay ngang qua tàu Cook, thậm chí còn chụp ảnh chiến hạm này và tiếp đó lại đến lượt máy bay Su-24. Quan chức này cho hay, chiếc Su-24 của Nga đã 11 lần bay ngang qua tàu Cook và có thời điểm chỉ cách chiến hạm Mỹ có 9 mét, tạo ra bóng nước trên mặt biển quanh con tàu.

Máy bay Nga không được nhìn thấy mang vũ khí. Còn tàu Cook đã nhiều lần liên lạc với máy bay Nga nhưng không nhận được hồi âm.

Quan chức Mỹ đã gọi vụ trên là “một trong những hành động khiêu khích nhất trong lịch sử gần đây” và chỉ trích các hành động của máy bay Nga là “không an toàn, khiêu khích tiềm tàng”, “có thể gây ra rủi ro”. Còn chỉ huy của tàu USS Donald Cook miêu tả các chuyến bay của Nga là “tấn công giả định”.

Trước đó, USS Donald Cook từng là “nạn nhân” của chiến đấu cơ Su-24 ở vùng Biển Đen hồi năm 2014. Khi đó, Nga được cho là đã kích hoạt hệ thống tác chiến điện tử khiến cho các hệ thống cảnh báo trên tàu chiến Mỹ không hoạt động được.

Ngoài ra, cũng vào dịp tháng 4 năm ngoái, Mỹ lên tiếng phản đối Nga sau khi một máy bay do thám RC-135U của Mỹ đang bay tại khu vực biển Baltic, phía bắc Ba Lan thì bị một tiêm kích Su-27 của Nga áp sát ở tốc độ cao.

Theo Reuters, các sự kiện trên đã gợi nhớ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sau một loạt các cuộc chạm trán trên biển, Mỹ và Liên Xô đã phải ký kết một thỏa thuận song phương nhằm tránh các cuộc va chạm nguy hiểm trên biển vào năm 1972.

Thỏa thuận này cấm “các cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào máy bay hoặc tàu, biểu diễn bay nhào lộn trên tàu, hoặc thả các đối tượng nguy hiểm gần chúng”.

tin nhap 20160414064556
Mỹ coi vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga áp sát khiêu khích tàu chiến Mỹ ở biển Baltic là một “hành động khiêu khích nhất trong lịch sử gần đây”

Hiện chưa rõ phía Mỹ có phản đối mạnh mẽ vụ việc này không nhưng hôm 13/4, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: “Sự việc này là hoàn toàn không phù hợp với các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của các quân đội hoạt động ở gần nhau trong vùng biển và không phận quốc tế”.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh NATO lên kế hoạch tăng cường quân sự lớn nhất tại phía Đông châu Âu kể từ chiến tranh Lạnh để đối phó với điều mà liên minh quân sự này, đặc biệt là Ba Lan và các nước Baltic, gọi là “một nước Nga ngày càng khiêu khích”.

Ba quốc gia Baltic, gia nhập cả NATO và EU vào năm 2004, đã đề nghị NATO triển khai quân thường trực tại lãnh thổ mỗi nước với quy mô tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn của NATO thường có từ quy mô từ 300-800 người.

Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ mọi ý định nhằm tấn công các nước Baltic.

RELATED ARTICLES

Tin mới