Thursday, April 18, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVào thử nhà dân, ngồi thử bãi rác trong vòng 1 tối,...

Vào thử nhà dân, ngồi thử bãi rác trong vòng 1 tối, đó là thử thách của Bí thư Thăng dành cho các lãnh đạo TPHCM.

Vào thử nhà dân, ngồi thử bãi rác trong vòng 1 tối, đó là thử thách của Bí thư Thăng dành cho các lãnh đạo TPHCM.

Bí thư Đinh Là Thăng trực tiếp xuống kiểm tra xử lý rác ở nhà máy rác Đông Thạnh

“Mấy ông ngồi gần bãi rác một tối xem chịu được không?”

Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, ngày 11/5, cử tri Đinh Thanh Giảng, phản ánh bãi rác Đông Thạnh dù chưa có giấy phép nhưng từ năm 1993 đã hoạt động.

Một bất cập là trong khi chưa xử lý hết, bãi rác này lại nhận thêm rác ở Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Tiền Giang về xử lý. Năm 2013, người dân địa phương bắt quả tang có xe đổ 1.300 tấn thuốc trừ sâu để chôn lấp, có biên bản ghi lại vụ việc.

“Cách đây nửa tháng, chúng tôi xuống ấp 5 của xã Đông Thạnh. Tại đây có gia đình 5 người chết vì ung thư. Về bãi rác này, người dân đã kêu từ xã, huyện, TP đến TƯ mà cũng không giải quyết được”, ông Giảng bức xúc.

Giải thích cho dân, ông Lê Tuấn Tài, Chủ tịch UBND H.Hóc Môn thừa nhận bãi rác Đông Thạnh gây ô nhiễm cho người dân. UBND huyện cũng nhiều lần có công văn kiến nghị ngừng đổ rác nhưng chưa giải quyết được.

Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng hỏi: “Có kiến nghị rồi phải không, lâu chưa?”.

Ông Tài đáp: “Kiến nghị rồi. Lúc đó anh Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó chủ tịch UBND TP – PV) chỉ đạo Sở TN&MT lập hội đồng khoa học nghiên cứu tình trạng ung thư ở khu vực này. Nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp căn cơ và vẫn tiếp tục kiến nghị cho bà con”.

Ông Thăng nói: “Vậy nước thải gây ô nhiễm ở rạch Cầu Dừa, huyện có ý kiến giải quyết chưa? Rạch đó dài bao nhiêu, nạo vét thì mất bao nhiêu tiền?”.

Ông Tài cho biết kinh phí dự kiến khoảng 6 tỉ đồng.

“6 tỉ đồng mà như 6 tỉ USD, hàng năm trời không làm được. Tôi phê bình Chủ tịch huyện không bám sát cuộc sống của dân. Các anh phải nghĩ hằng ngày mình đang chịu ảnh hưởng từ bãi rác từ rạch Cầu Dừa, phải nghĩ đến đời sống của dân để làm tốt hơn. Từ 2013 đến giờ mà vẫn chưa giải quyết được. Tôi về đây 3 tháng mà có nghe các anh có nói gì đâu.

Làm Chủ tịch huyện luôn nhớ những gì phải làm cho dân. Hôm nay tôi phê bình Chủ tịch huyện. Vì dân vì nước ở đây chứ ở đâu nữa”, ông Thăng nói.

Chia sẻ bức xúc của người dân, Bí thư Thăng đưa ra đề nghị: “Bí thư, Chủ tịch và các lãnh đạo huyện xuống ở dưới khu vực có ô nhiễm một tối xem có chịu nổi không?”.

Đồng thời yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Công ty môi trường đô thị. Ông Thăng cũng giao Sở Y tế tổ chức kiểm tra sức khỏe miễn phí cho người dân ở gần bãi rác và khu vực lân cận để theo dõi sức khỏe cho người dân.

“Các ông vào nhà dân xem ở được không?”

Trước đó, ngày 10/5, tại buổi tiếp xúc với cử tri ba xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú (Củ Chi), rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân hàng chục năm nay.

Do bị nằm trong quy hoạch nên những quyền lợi về nhà đất như xây dựng, cấp sổ đỏ, tách thửa… người dân không thể nào thực hiện.

Thay mặt các ứng cử viên ĐBQH, Bí thư Đinh La Thăng ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân. Ông cho rằng điều người dân quan tâm nhất chính là vấn đề quy hoạch, ông chỉ đạo Giám đốc Sở QH&KT Nguyễn Thanh Nhã phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên địa bàn huyện Củ Chi.

“Chậm nhất là trong tháng 6/2016 phải công bố công khai quy hoạch cho người dân được biết, đồng thời giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân liên quan đến giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng.

Không thể để người dân Củ Chi đất thép đã hy sinh và đóng góp rất nhiều cho đất nước nhưng phải đi khiếu nại”, Bí thư Thăng khẳng định.

Bên cạnh đó, ông đề xuất: “Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm nay không được làm nhà. Người ta ở bao nhiêu đời lại quy hoạch thành đất cây xanh, trong khi ở phía sau là đất đầm lầy, đất trống nhà đầu tư nhìn là không muốn vào thì lại quy hoạch thành đất phát triển đô thị? Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?”.

Phong cách yêu cầu lãnh đạo đặt vào vị trí của dân vẫn được Bí thư Thăng sử dụng, từ khi ông còn là Bộ trưởng Bộ GTVT.

Trước tình trạng người dân không có cầu, đường, phải đu dây qua sông, ông Thăng yêu cầu lãnh đạo ngành đường bộ đặt mình vào vị trí người dân, lái xe, doanh nghiệp để có sự sẻ chia; thậm chí là “thử đu dây xem có sợ không để đưa ra biện pháp giải quyết.

RELATED ARTICLES

Tin mới