Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ-Philippines đạt được mục đích gì trong vấn đề Biển Đông

Mỹ-Philippines đạt được mục đích gì trong vấn đề Biển Đông

Philippines đã tạo được “sức ép liên hợp” đối phó Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã đạt được mục tiêu “tái cân bằng” về quân sự…

Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 26/5 bình luận về sự kiện tháng 4/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã thăm Philippines. Tại Manila ông Carter cho biết, vào tháng 3/2016, quân đội hai nước Mỹ-Philippines đã bắt đầu tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông.

Lực lượng không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bay lần đầu tiên từ căn cứ không quân Clark, 4 máy bay chiến đấu A-10 và 2 máy bay trực thăng HH-60G đã tiến hành cất hạ cánh thành công.

Quân đội Mỹ sẽ còn triển khai 6 máy bay chiến đấu cánh cố định ở căn cứ không quân Clark, trong đó bao gồm 5 máy bay tấn công A-10. Căn cứ quân sự ở vịnh Subic mà Mỹ được phép sử dụng tạo ra mối đe dọa đối với lực lượng chiếm đóng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Căn cứ quân đội Mỹ triển khai ở đảo Palawan sẽ đe dọa lực lượng chiếm đóng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Tháng 4/2014, Philippines và Mỹ đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường” thời hạn 10 năm, cho phép Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines sẽ cho phép quân Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của họ, còn Mỹ sẽ điều thêm tàu chiến, máy bay chiến đấu cùng với lực lượng đến Philippines đồn trú luân phiên.

Ít nhất 8 căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines đã xác nhận sẽ thông qua triển khai một loạt huấn luyện và diễn tập quân sự, tiến hành triển khai luân phiên quân đội, tàu chiến và máy bay chiến đấu.

4 căn cứ quân sự nằm ở đảo Luzon, Quân đội Mỹ và Quân đội Philippines thường xuyên tổ chức tập trận ở hòn đảo này, 2 căn cứ quân sự nằm ở miền trung đảo Cebu, 2 căn cứ quân sự khác ở đảo Palawan áp sát quần đảo Trường Sa.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines. Nguồn ảnh: Internet

Căn cứ vào thỏa thuận này, Philippines đồng ý cho Quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines, khởi công xây dựng các công trình quân sự ở Philippines và dự trữ, triển khai vũ khí ở Philippines.

Việc ký kết thỏa thuận này đã mở ra cánh cửa thuận lợi cho Mỹ triển khai quy mô lớn hơn ở Philippines, góp phần tăng cường rất lớn quan hệ đồng minh Philippines-Mỹ, tăng thêm quân bài để Mỹ-Philippines hợp tác đối phó Trung Quốc.

Đồng thời thỏa thuận này giúp cho Quân đội Mỹ có thể ra vào Biển Đông bất cứ lúc nào, tăng cường vững chắc hơn sự kiểm soát đối với eo biển Malacca; cũng đã nâng cao khả năng tuần tra của Philippines ở Biển Đông; đánh dấu Mỹ tái triển khai lực lượng quân sự ở châu Á.

Quân đội Mỹ tiếp tục đồn trú hợp pháp ở Philippines, thực hiện mục tiêu chiến lược can thiệp, chống bành trướng ở Biển Đông. 8 căn cứ Philippines cho phép Quân đội Mỹ sử dụng đều nhằm vào Biển Đông, đều cách vùng biển tranh chấp rất gần.

8 căn cứ này đã giúp cho Quân đội Mỹ tìm được “điểm đứng chân” tốt nhất để can thiệp Biển Đông và phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc, tạo thuận lợi rất lớn cho chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.

Thỏa thuận này cũng góp phần quốc tế hóa việc giải quyết tranh chấp Biển Đông. Mỹ có thể kiểm soát hiệu quả hơn việc đi lại ở tuyến đường eo biển phía nam chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời tiến hành kiểm soát có hiệu quả đối với Biển Đông, trong đó có eo biển Malacca.

RELATED ARTICLES

Tin mới