Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinPhương Tây cũng điêu đứng khi cấm vận Nga

Phương Tây cũng điêu đứng khi cấm vận Nga

Dù tuyên bố gia tăng cấm vận Nga, nhưng phương Tây cũng đang điêu đứng trước đòn phản công của Moskva và sự phản đối của nhiều nước.

Nga kéo dài lệnh cấm vận nông sản phương Tây đến cuối năm 2017

Nga kéo dài lệnh cấm vận nông sản phương Tây

Ngày 27/5, phát biểu trong cuộc họp với thành viên của Liên hiệp Các doanh nghiệp và Nhà công nghiệp Nga, Thủ tướng Medvedev tuyên bố, việc cấm vận hàng nông sản đối với các nước ban bố lệnh trừng phạt Nga sẽ được kéo dài đến cuối năm 2017.

“Các công ty nông sản của chúng tôi đã yêu cầu kéo dài lệnh cấm vận hàng nông sản đối các nước áp đặt sự trừng phạt kinh tế với Nga. Tôi đã ra lệnh chuẩn bị các văn bản liên quan nhằm kéo dài việc này không phải thêm một năm mà sẽ đến cuối năm 2017”, Thủ tướng Medvedev nói.

Theo ông Medvedev, các công ty nông sản sẽ có cơ hội lên kế hoạch đầu tư dài hạn như lời đề nghị của họ.

Tuyên bố của điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh EU và các nước trong nhóm G7 đang lên kế hoạch kéo dài lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Đây được coi là động thái đáp trả cứng rắn của Moskva nhằm vào nền kinh tế phương Tây khi nước này đang bị bủa vây bởi các lệnh cấm vận.

Trước đó, hôm 26/5, khi phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7diễn ra tại  thành phố Ise-Shima, Nhật Bản, bà Merkel đã khẳng định, G7 chưa có kế hoạch bãi bỏ các biện pháp cấm vận chống Nga liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

“Còn quá sớm để xóa bỏ những biện pháp cấm vận nhằm vào Nga và G7 sẽ không thay đổi lập trường”, bà Merkel nói.

Hồi tháng 3/2016, EU cũng tuyên bố các biện pháp hạn chế đối với 146 cá nhân và 37 công ty của Nga và Ukraine sẽ tiếp tục được kéo dài đến hết ngày 15/9/2016.

Mỹ và EU đã cùng nhau áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga do cáo buộc Moskva  can thiệp vào tình hình nội bộ của Ukraine và sáp nhập Crimea trái phép từ hồi tháng 3/2014.

Theo thống kê, các nước phương Tây được cho là đã mất 9,3 tỉ USD doanh thu từ xuất khẩu nông sản kể từ khi Moskva ra lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng này.

Phương Tây cũng điêu đứng vì cấm vận Nga?

Không chỉ phải đối mặt với việc bị Nga cấm vận ngược, quyết định gia tăng trừng phạt Moskva của phương Tây cũng vấp phải nhiều sự phản đối từ các nước thành viên.

Ngày 27/5, phát biểu với báo giới tại thủ đô Athen, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết, an ninh châu Âu không được bảo đảm nếu không có đối thoại và hợp tác với Nga.

“Tôi tin là châu Âu khó có thể tiến lên phía trước hoặc đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế trong khi bị mắc vào một vòng luẩn quẩn của lệnh trừng phạt, quân sự hóa và sự đối đầu kiểu thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, ông Tsipras nói.

Theo thủ tướng Hy Lạp, Athens đã nhiều lần khẳng định, vòng luẩn quẩn của sự quân phiệt hóa, sự đối đầu kiểu thời kỳ chiến tranh lạnh hay các biện pháp trừng phạt đều không có hiệu quả.

Phuong Tay cung dieu dung khi cam van Nga
Phương Tây cũng điêu đứng vì cấm vận Nga?

“Giải pháp cho vấn đề này là đối thoại. Mọi người đều thừa nhận, sẽ không thể tồn tại một tương lai cho châu Âu với sự bất đồng sâu sắc giữa Liên minh châu Âu và Nga”, ông Tsipras nhấn mạnh.

Trong khi đó, ngày 27/5, trả lời báo giới tại thủ đô Tallinn của Estonia, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã nêu khả năng “từng bước” giảm các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga nếu xuất hiện tiến triển trong việc chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.

“Tôi hy vọng trước khi kết thúc tháng Sáu sẽ có tiến triển, và từ đó chúng tôi sẽ xem xét khả năng giảm trừng phạt từng bước một, hoặc giữ nguyên các biện pháp hiện có. Mục tiêu của chúng tôi không phải duy trì trừng phạt mà là giải quyết xung đột”, ông Steinmeier nhấn mạnh.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh, một thỏa thuận về việc gia hạn biện pháp trừng phạt chống Nga khi thời hạn cấm vận sẽ hết vào ngày 31/7/2016 có thể rất khó khăn vì sự phản đối ngày càng tăng từ một số nước EU.

“Chúng ta có thể thấy rõ một điều là, sự phản đối việc kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong EU đã tăng lên. Nó sẽ khó khăn hơn so với thời điểm năm ngoái để tìm ra được một quan điểm chung cho vấn đề này”, ông Steinmeier nói.

Trong một động thái có liên quan, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble khi nói về triển vọng mối quan hệ với Moskva đã tuyên bố rằng “chúng tôi muốn dỡ bỏ trừng phạt ngay hôm nay, chứ không đợi đến mai”.

Thực tế, để tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt chống Nga, EU cần phải có sự nhất trí của tất cả các thành viên. Với sự phản đối của Hy Lạp cùng sự lăn tăn của Đức, một thỏa thuận thống nhất giữa các nước là điều gần như không thể. Và rõ ràng, phương Tây cũng đang trở nên điêu đứng khi đưa ra các quyết định gia tăng cấm vận với Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới