Thursday, March 28, 2024
Trang chủĐiểm tinKhám phá "Chim ăn thịt" Raptor Việt Nam có thể sẽ mua

Khám phá “Chim ăn thịt” Raptor Việt Nam có thể sẽ mua

Có thông tin cho rằng, Việt Nam đang quan tâm đến tàu tuần tiễu Raptor của hải quân Nga, có tốc độ rất cao, khả năng tấn công-phòng thủ mạnh.

Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam giới thiệu tàu tuần tra cao tốc Raptor trong buổi phát sóng ngày 3/9/2015

Việt Nam quan tâm đến tàu tuần tiễu Raptor của Nga?

Lực lượng hải quân của bất kỳ quốc gia nào cũng cần có không chỉ tàu nổi cơ lớn và tàu ngầm mạnh, mà còn cần có rất nhiều tàu cao tốc cỡ nhỏ phiên bản hải quân. Những tàu này cơ động với tốc độ cao, có khả năng thực hiện nhiệm vụ cả trên biển và tại cửa sông ra biển.

Trong một thời gian dài các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ là “thống soái” trên thị trường tàu đổ bộ tốc độ cao. Tuy nhiên, nhà máy đóng tàu Pella của Nga đã làm chủ công nghệ đóng tàu tuần tra cao tốc Project 03160 Raptor (“Chim ăn thịt”).

Khác với “Chim ăn thịt” F-22, phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, Raptor của Nga là tàu tuần tiễu tốc độ cao, được thiết kế cho lực lượng tuần tiễu của hải quân, có thể sử dụng để bảo vệ các căn cứ và mục tiêu trọng điểm ven biển.

Tàu tuần tra cao tốc Raptor trước đây đã từng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hải phận Biển Đen trong suốt thời gian Nga đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic 2014 tại Sochi. Đội tàu cao tốc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, xử lý các tình huống trên biển.

Hiện nay, ngoài nhiệm vụ tuần tiễu bảo vệ ven bờ, hải quân Nga đã có kế hoạch mang tàu tuần tiễu cao tốc này ra các đại dương. Theo kế hoạch phát triển trang bị tương lai, Raptor sẽ được trang bị trên tàu đổ bộ cỡ lớn để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, đánh chặn xa bờ.

Trước đây, theo tuyên bố của trang mạng Vk (Nga) ngày 13/9, việc kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) giới thiệu về tính năng tàu cao tốc lớp Raptor trong một phóng sự vào ngày 3-9 cho thấy, rất có thể là Việt Nam đang quan tâm đến loại tàu này.

Tuy các quan chức quốc phòng Việt Nam chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về việc mua sắm các tàu này nhưng hiện lực lượng hải quân Việt Nam đang rất thiếu những tàu tuần tiễu có tốc độ cao, hỏa lực mạnh. Do đó, thông tin của trang mạng Nga là rất đáng để lưu ý.

Tham số kỹ thuật cơ bản của Raptor

Tàu tuần tra cao tốc Raptor thuộc Project 03160 do Nhà máy đóng tàu Pella ở St.Petersburg thiết kế, chế tạo theo yêu cầu đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga để trang bị cho lực lượng tuần tiễu, bảo vệ bờ biển của hải quân.

Raptor có thể đảm nhận nhiệm vụ tuần tra ven biển, cửa sông nối ra biển; ngăn chặn cướp biển, chống tàu đánh bắt cá bất hợp pháp và bọn buôn lậu; vận chuyển các đơn vị thủy quân lục chiến và các lực lượng đặc nhiệm từ bờ ra tàu lớn hoặc từ tàu đổ bộ đến địa điểm tiến hành chiến dịch.

Tàu tuần tra cao tốc Raptor có chiều dài 17 m, chiều ngang chỗ rộng nhất là 4 m, cao 3,5 m, mớn nước 0,9 m. Vỏ thép đóng tàu được làm từ hợp kim nhôm đặc biệt nên lượng giãn nước nhẹ, vẻn vẹn chỉ 8 tấn.

Tàu Raptor được biên chế tổ lái chỉ có 2 người, có khả năng chuyên chở trên 20 lính đặc nhiệm đổ bộ đánh chiếm mục tiêu, ngăn chặn và tấn công các mục tiêu nhỏ, cứu hộ cứu nạn…, trong phạm vi hoạt động tối đa khoảng 100 hải lý (hơn 180 km).

Tàu trang bị 2 động cơ diesel tiên tiến với tổng công suất 2.300 mã lực, có nghĩa là tỷ lệ trọng lượng của động cơ điện là tương đương với một chiếc xe ô-tô thể thao với vận tốc siêu cao.

Kết hợp với động cơ mạnh mẽ, Raptor còn sử dụng hệ thống động lực phản thủy lực, giúp tàu có thể đạt vận tốc trên 50 hải lý/h (92 km/h) với điều kiện sóng gió tốt, hoặc 52 km/h trong điều kiện sóng cao 2,5 m và 37 km/h khi sóng cao 4,5 m.

Loại tàu này bắt đầu quá trình chạy thử nghiệm vào năm 2013 và đã nhanh chóng được đưa vào trong biên chế lực lượng hải quân Nga. Hiện chúng đang trang bị cho Hạm đội Biển Đen và sau này là tất cả các hạm đội Nga.

Tính năng tấn công-bảo vệ rất tốt

Ngoài vận chuyển quân ra, Raptor có “nghĩa vụ” phải bảo vệ an toàn cho thủy thủ đoàn, và nếu cần thiết nó có thể yểm trợ hỏa lực cho nhóm lính đổ bộ. Do đó, các tàu này cũng được trang bị một số vũ khí khá mạnh và các hệ thống bảo vệ rất tốt.

Thứ nhất là tàu được trang bị lớp kính đặc biệt dày tới 39 mm, cho phép chịu được lửa của đạn gây cháy xuyên giáp của súng máy cỡ 7,62 mm. Với lớp bảo vệ vững chắc này, thủy thủ đoàn và lính thủy đánh bộ không bị thiệt hại và ngay lập tức xả đạn bắn trả đối phương.

 

Tàu tuần tra cao tốc Raptor trong phóng sự của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Thứ hai là hệ thống cửa kín cho phép tàu có khả năng nổi trên mặt nước, ngay cả trong trường hợp nước ngập vào trong một khoang – tương tự như kết cấu của một chiếc tàu ngầm.

Thứ 3: Trang bị vũ khí của tàu Raptor được các chuyên gia Nga đánh giá là “tuyệt vời” so với các tàu thuyền cùng dòng.

Tàu sử dụng modul chiến đấu thông minh Uprava với súng máy hạng nặng Kord 14,5 mm có tầm bắn xa 3.000m, với hệ thống ngắm bắn quang – điện tử được điều khiển từ xa, có thể bắn hạ tàu nhỏ, ngăn chặn hỏa điểm của đối phương và tiêu diệt xe bọc thép nhẹ ven bờ.

Modul Uprava có thể tự điều chỉnh hỏa lực, tính toán khoảng cách an toàn để bắn đạn cảnh báo và được trang bị con quay hồi chuyển ổn định để bắn trong vùng sóng biển lớn và có khả năng tự làm sạch bụi bẩn và đất bùn bắn vào kính ngắm điện.

Tàu còn có hai khẩu súng máy Pecheneg 7.62mm bố trí phía sau tàu, có tầm bắn xa 2.000 m.

RELATED ARTICLES

Tin mới