Tuesday, April 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiẤn Độ muốn hợp tác quân sự với Nhật-Việt Nam

Ấn Độ muốn hợp tác quân sự với Nhật-Việt Nam

Quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam thực sự (chỉ) làm cho Ấn Độ mạnh mẽ hơn trong các giao dịch với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Reuters ngày 9/6 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, New Delhi hy vọng có thể kết thúc việc đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam vào cuối năm nay.

Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đã lệnh cho BrahMos Aerospace – nhà sản xuất các tên lửa BrahMos, cần đẩy nhanh tiến độ bán tên lửa này cho 5 quốc gia, trong đó Việt Nam đứng đầu danh sách.

4 nước khác còn lại trong danh sách ưu tiên gồm Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil. Ngoài ra có 11 nước trong danh sách bày tỏ quan tâm đến tên lửa BrahMos nhưng cần thảo luận và phân tích sâu hơn. Philippines đứng đầu danh sách này, sau đó có Malaysia, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất…

Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu đàm phán hợp đồng mua bán tên lửa BrahMos từ năm 2011, một động thái có thể khiến Bắc Kinh bất mãn, vì uy lực và tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh của nó.

BrahMos có tầm bắn 290 km, có thể phóng từ mặt đất, chiến hạm mặt nước hay tàu ngầm. Một phiên bản sử dụng cho máy bay chiến đấu của BrahMos cũng đang được thử nghiệm.

Mặc dù không phải là bên yêu sách ở Biển Đông, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc đang có tranh chấp biên giới trên đất liền, đồng thời New Delhi rất lo ngại về sự hiện diện quân sự, bành trướng quân sự của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, cũng như việc đứng sau Pakistan một đối thủ quân sự của Ấn Độ.

Jeff M. Smith, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ cho biết, trước đây giới hoạch định chính sách ở New Delhi bị hạn chế bởi suy nghĩ rằng, phát triển hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ hay Việt Nam có thể gây phản ứng tiêu cực không mong muốn từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi và đội ngũ cố vấn giờ đây cơ bản đã thoát khỏi lo ngại này với kết luận, quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam thực sự (chỉ) làm cho Ấn Độ mạnh mẽ hơn trong các giao dịch với Trung Quốc.

Ấn Độ sẵn sàng tham gia hiệp ước Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) sau hội đàm giữa Thủ tướng Narendra Modi với Tổng thống Barack Obama tuần này. Tầm bắn của BrahMos được hạn chế dưới 300 km là hoàn toàn “tự nguyện”.

Ngoài ra Ấn Độ cũng đang xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng ổn định với Việt Nam, là nhà cung cấp các tàu tuần tra biển cho Việt Nam trong khuôn khổ gói tín dụng ưu đãi 100 triệu USD của Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam.

Tuần này Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Mamohar Parrikar đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội. Hai bên đồng ý trao đổi thông tin và mở rộng hợp tác thủy văn.

Chính phủ Ấn Độ cũng đang cân nhắc một đề nghị cung cấp trọn gói cho Việt Nam một chiến hạm trang bị tên lửa BrahMos thay vì chỉ có tên lửa. Một tàu khu trục nhỏ mang BrahMos có thể đóng vai trò quyết định trong đối phó với các nguy cơ hiện hữu ở Biển Đông. Tàu chiến Ấn Độ thông thường được trang bị 8 hoặc 16 tên lửa BrahMos.

RELATED ARTICLES

Tin mới