Thursday, March 28, 2024
Trang chủĐiểm tinCách Thái Lan chọn Mỹ khi chơi với Trung Quốc

Cách Thái Lan chọn Mỹ khi chơi với Trung Quốc

Trung Quốc vẫn xếp sau phương Tây trong lựa chọn chiến lược của Thái Lan do sự toan tính và tham vọng của Bắc Kinh.

Thủ tướng chính quyền quân sự Thái Lan Prayut Chan-o-cha trong chuyến thăm Trung Quốc sau khi lên nắm quyền năm 2014

Lựa chọn thứ yếu

Tờ Bangkok Post của Thái Lan vừa cho đăng bài viết của nhà báo Achara Ashayagachat cho rằng Trung Quốc vẫn xếp sau phương Tây trong lựa chọn chiến lược của Thái Lan.

Theo bài viết, những động thái mới đây của chính quyền quân sự Thái Lan không nên được xem như là một sự thay đổi từ liên minh với phương Tây sang về phe với Trung Quốc.

Theo nhà báo Ashayagachat, truyền thông quốc tế có xu hướng đóng khung mọi động thái ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, và ở một mức độ thấp hơn với Moskva.

Giáo sư Surachart Bamungsuk, chuyên gia nghiên cứu khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, nhận định: “Quan điểm đó được củng cố bởi các đơn đặt hàng vũ khí mà các nhà lãnh đạo chính phủ đã ký với Trung Quốc và Nga và thái độ thể hiện trong những bài phát biểu của Tướng Prayuth Chan-ocha và Tướng Prawit Wongsuwan trước các phương tiện truyền thông”.

Các chuyến thăm cấp cao qua lại giữa Thái Lan với Trung Quốc và Nga cũng càng khắc sâu ấn tượng này.

Nhưng Tim Huxley, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) lại nhận định rằng “mọi quốc gia trong khu vực thực sự cần phải có quan hệ tốt chặt chẽ với Trung Quốc” nhưng đó không phải là một sự thay đổi.

Giáo sư Surachart cũng cho rằng quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn mà chính quyền quân sự Thái Lan đã xây dựng với Trung Quốc và Nga có thể mang đến những hậu quả lâu dài dưới hình thức một gánh nặng ngân sách cho chính phủ trong tương lai.

Chuyên gia Huxley cho rằng Chính phủ Thái Lan trong tương lai vẫn sẽ phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh chính sách đối ngoại khi cần thiết.

Thái Lan vẫn tham gia cuộc tập trận chung thường niên Hổ mang Vàng với Mỹ, mặc dù quy mô đã bị thu nhỏ lại trong năm nay.

Cach Thai Lan chon My khi choi voi Trung Quoc
Binh sĩ Trung Quốc trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung Blue Strike 2016 với Thái Lan tại Chon Buri

Trong khi đó, cuộc diễn tập Blue Strike 2016 với Trung Quốc trong tháng này dường như được tăng thêm ý nghĩa.

Các học giả Thái Lan cũng tỏ ra băn khoăn trước những gì có thể xảy ra tiếp theo trong quan hệ quân sự với Nga và cho rằng Bangkok đang “nghiêng về một bên” sau nhiều năm cố gắng cân bằng giữa các nước lớn.

Cảnh giác cao độ

Tuy nhiên, giới tướng lĩnh Thái Lan thừa nhận các cơ sở quân sự của nước này vẫn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào công nghệ của Mỹ. Theo đó, “Trung Quốc chỉ có thể sử dụng quyền lực mềm, nhưng quyền lực thực sự vẫn là Mỹ”.

Các loại vũ khí mà Thái Lan mua từ các nước khác cũng đã làm phức tạp ngân sách bảo trì của quân đội bởi gánh nặng thực sự sẽ là “giá mua tuổi thọ” của thiết bị – nhiều hơn gấp đôi, một vị tướng quân đội Thái Lan yêu cầu giấu tên cho biết.

Theo bài báo, dường như mối quan hệ mật thiết hơn giữa Chính phủ Thái Lan và Bắc Kinh đã không mang lại kết quả tích cực mà cả hai bên mong muốn nhìn thấy trong một số trường hợp.

Một tuyến đường sắt cao tốc được quảng bá rùm beng vẫn bị đình trệ do Thái Lan bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi quyền được phát triển một số vùng đất dọc theo tuyến đường.

Điều khoản tài chính mà Trung Quốc đưa ra cũng bị từ chối và bây giờ Thái Lan sẽ phải tự mình đầu tư cho một tuyến đường dài bằng một nửa những gì đã được lên kế hoạch.

Thai Lan to ro canh giac truoc Trung Quoc
Binh sĩ Mỹ trong cuộc tập trận Hổ mang vàng tại Thái Lan

Bài báo tiếp tục dẫn ý kiến chuyên gia chỉ rõ trong khi luôn muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, Trung Quốc lại không thỏa hiệp về lợi ích kinh tế. Trung Quốc sẽ không hào phóng và sẽ luôn tính toán chi phí-lợi ích.

Trung Quốc cũng đã sử dụng ảnh hưởng kinh tế với các nước châu Âu và thậm chí Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ, nhằm đảm bảo họ sẽ vẫn “trung lập” và miễn cưỡng chống đối trực tiếp Trung Quốc, ví dụ như trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng.

Việc Trung Quốc trở thành một cường quốc chiến lược trong an ninh hàng hải đã gây ra những xung động trong khu vực. Một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc lại lo ngại về các hệ lụy an ninh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thai Lan to ro canh giac truoc Trung Quoc
Thái Lan đang tỏ ra quan tâm tới các mẫu vũ khí Nga, trong đó có xe tăng T-90

Bài báo dẫn lời Giám điều hành khu vực châu Á của IISS Huxley nói: “Thực tế là quan hệ Thái Lan-Mỹ chặt chẽ hơn và lâu dài hơn. Cuộc tập trận Hổ mang Vàng rốt cuộc vẫn là cuộc diễn tập lớn nhất của Mỹ ở châu Á mặc dù trong thực tế nó đã được thu nhỏ lại trong hai năm do Thái Lan có chính quyền quân sự”.

Trung Quốc hiện đang thể hiện sự hưởng tài chính lớn hơn thông qua Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới thành lập. Các hoạt động của ngân hàng này có thể khiến các nước nhỏ hơn thể hiện sự tôn trọng đối với Bắc Kinh về chính trị và ngoại giao để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ.

Còn trong quan hệ với Nga, giới phân tích Thái Lan cho rằng “Moskva không thực sự là một bên tham gia mang tầm chiến lược trong khu vực”.

Đánh giá về sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực như Việt Nam hay Myanmar, tờ Bangkok Post dẫn ý kiến chuyên gia đánh giá Trung Quốc chắc chắn là quốc gia bị ảnh hưởng nhất. Bắc Kinh sẽ tìm cách hạ thấp các mối quan hệ đang ấm lên bằng cách đưa ra những cảnh báo về mối đe dọa từ Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới