Monday, September 16, 2024
Trang chủThâm cung bí sửTừ chuyện cựu nguyên thủ các quốc gia bị xử lý đến...

Từ chuyện cựu nguyên thủ các quốc gia bị xử lý đến ngày đền tội của Giang Trạch Dân

Chuyện nguyên thủ quốc gia thoái vị nhưng bị đưa ra xử lý vì những tội lỗi khi tại vị đã có nhiều tiền lệ, trong đó có không ít nguyên thủ quốc gia phạm tội ác chống lại loài người.

Hiện đã có thông tin tiết lộ ông Giang Miên Hằng (con trai Giang Trạch Dân) đang bị giam lỏng tại một địa điểm bí mật ở vùng ngoại ô Thượng Hải, tình hình tham ô khủng khiếp của gia tộc họ Giang đã được làm rõ.

Thế nào là “tội ác chống lại loài người”

Về ý nghĩa pháp luật, “tội ác chống lại loài người” lần đầu được chính thức sử dụng có thể truy về việc xử tội phạm chiến tranh Đức và Nhật trong Thế chiến thứ Hai. Ngày 17/7/1998, Liên Hợp Quốc đã thông qua Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế.

Quy chế Rome bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2002, đến ngày 16/2/2013 đã có 122 quốc gia phê chuẩn Quy chế Rome. Theo Quy chế Rome, chức năng chính của Tòa án Hình sự Quốc tế là là một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược.

Đối với tội ác chống lại loài người, Quy chế Rome chỉ những hành vi như giết người, tra tấn cực hình, hiếp dâm, nô lệ hóa, khủng bố bức hại mang tính chính trị, chủng tộc, hoặc tôn giáo và nhữnh hành vi vô nhân đạo khác, được thực hiện có hệ thống hoặc trên phạm vi lớn…

Từ năm 2002 đến nay đã có 7 nguyên thủ quốc gia bị xử “tội ác chống lại loài người”, lần lượt là:

Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị cáo buộc giết chết 148 người Hồi giáo Shia tại Dejail vào năm 1982, bị kết tội phạm tội ác chống lại nhân loại, án tử hình thực thi vào năm 2006.

Cựu Tổng thống Hissene Habre (người Chad) bị cáo buộc giết hại ít nhất 40.000 người phản kháng, giam giữ và tra tấn hơn 200.000 thường dân, bị tòa án đặc biệt ở Dakar (thủ đô Senegal) xử tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và bị kết án tù chung thân vào ngày 30/5/2016.

Tổng thống Omar al-Bashir (Sudan) bị cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại tại khu vực Darfur của Sudan.

Tổng thống Muammar Gaddafi (Libya) bị buộc tội vào năm 2011 đã dùng quân đội tấn công dân thường với “quy mô lớn” và “có hệ thống”, giết chết ít nhất 10.000 người Libya, phạm tội ác chống lại nhân loại.

Cựu Tổng thống Laurent Gbagbo (Bờ Biển Ngà) bị buộc tội vào năm 2011 đã dùng bạo lực với quân chống chính phủ, làm ít nhất 3000 người thiệt mạng, phạm tội ác chống lại nhân loại.

Cựu Tổng thống Charles Taylor (Liberia): Trong nội chiến 11 năm ở Sierra Leone, bị buộc tội hỗ trợ cho quân nổi dậy tàn sát hàng chục ngàn người, phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại, đã bị kết án 50 năm tù.

Cựu Tổng thống Ríos Montt của Guatemala bị buộc tội dưới thời nắm chính quyền 1982-1983, đã ra lệnh thảm sát 1771 thổ dân Ixil Maya, bị kết án 80 năm tù giam vì tội ác chống lại loài người vào tháng 5/2013.

Những cựu nguyên thủ bị tuyên án vì các tội danh khác

Ngoài ra còn nhiều cựu nguyên thủ quốc gia bị xử tù vì những tội danh khác:

Cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi (Ý) phạm tội trốn thuế trong thời gian 2001 – 2003, bị kết án 4 năm tù năm 2013.

Cựu Tổng thống Carlos Menem (Argentina), vì tội buôn lậu vũ khí tới Ecuador và Croatia, đã bị kết án 7 năm tù giam vào tháng 6/2013.

Cựu Thủ tướng Jansa (Slovenia), vì nhận hối lộ đã bị kết án hai năm tù giam vào tháng 6/2013.

Cựu Tổng thống Kurmanbek (Kyrgyzstan), vì tội lạm dụng chức quyền đã bị kết án vắng mặt 24 năm tù giam vào tháng 2/2013.

Ngày 15/12/2011, Tòa án Hình sự Paris đã phán quyết cựu Tổng thống Jacques Chirac 2 năm tù giam vì tội lạm dụng quyền lực và dùng tiền công sai mục đích.

Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, tháng 8/2011 bị liên quan tội lạm dụng quyền lực để trục lợi và ra lệnh bắn người biểu tình, đã bị kết án tù chung thân vào tháng 6/2012.

Cựu Tổng thống Ben Ali (Tunisia), bị kết án vắng mặt 35 năm tù và phạt 64 triệu Đô la Mỹ vào tháng 6/2011.

Cựu Tổng thống Rodriguez (Costa Rica), vì nhận hối lộ đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 4/2011.

Cựu Tổng thống Moshe Katsav (Israel) bị kết án 7 năm tù vào tháng 3/2011 vì tội hiếp dâm và quấy rối tình dục cấp dưới.

Cựu Tổng thống Reinaldo Bignone (Argentina) đã bị kết án 25 năm tù giam vào tháng 4/2010 vì tội bắt cóc và ngược đãi.

Cựu Thủ tướng Hàn Quốc Han Myeong-sook bị cáo buộc nhận hối lộ 50.000 Đô la Mỹ, tháng 4/2010 bị kết án 5 năm tù giam.

Cựu Tổng thống Alberto Fujimori (Peru) bị kết án 25 năm tù giam vào tháng 1/2010 vì tội thảm sát và bắt cóc.

Cựu Tổng thống Calderon (Costa Rica), tháng 10/2009 bị kết án 5 năm tù về tội biển thủ công quỹ.

Ngày 12/9/2007, cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada bị tòa án chống tham nhũng kết án tù chung thân hoặc tối đa là 40 năm tù, trở thành nguyên thủ đầu tiên trong lịch sử của Philippines bị kết án tù.

Cựu Tổng thống Arnoldo (Nicaragua) phạm tội rửa tiền, gian lận, biển thủ công quỹ, bị kết án 20 năm tù và phạt 10 triệu Đô la Mỹ vào tháng 12/2003.

Năm 1995, xảy ra “phiên tòa thế kỷ” chấn động Hàn Quốc. Trong sơ thẩm lần đầu, cựu Tổng thống Chun Doo Hwan bị án tử hình và cựu Tổng thống Roh Tae-woo bị 22 năm tù.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân khó thoát tội

Sau Thế chiến thứ Hai, đã có 22 tội phạm chiến tranh chính của Đức Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống lại loài người, trong đó có 12 tội phạm bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Nhưng tội ác của ông Giang Trạch Dân vượt xa những tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã.

Vào ngày 20/7/2014, Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công đã có “Báo cáo tội bức hại Pháp Luân Công đối với Giang Trạch Dân”, báo cáo đã liệt kê những tội ác của ông Giang Trạch Dân. Theo đó, trong đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân phạm tội ác chống lại loài người, tội ác tra tấn và diệt chủng. Ông này không chỉ đi ngược lại luật pháp quốc tế mà còn vi phạm luật của chính Trung Quốc, bao gồm Hiến pháp Trung Quốc, Luật hình sự Trung Quốc, Luật tố tụng hình sự Trung Quốc.

Xét xử ông Giang Trạch Dân có ý nghĩa lớn đối với ổn định tình hình thế giới và có tính cấp bách. Ông Giang đưa ra chính sách khủng bố Pháp Luân Công đã kéo dài 17 năm. Trong thời gian đó bức hại nhắm vào cả trăm triệu người Trung Quốc, hiện đã được mở rộng phạm vi toàn thế giới. Tội ác này diễn ra với quy mô lớn và thời gian kéo dài hiếm thấy trong lịch sử. Nó đi đến tận cùng sức chịu đựng của con người. Ông Giang Trạch Dân và phe cánh của ông ta đã thách thức lương tâm đạo đức và các giá trị phổ quát của nhân loại.

Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu, sự ổn định của quốc gia này liên quan chặt chẽ đến sự ổn định của các quốc gia khác. Tuy nhiên, chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân đã làm hủy hoại việc kiến tạo nền tảng pháp luật Trung Quốc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng các nguồn lực kinh tế và phá hoại sự phát triển kinh tế bình thường. Đặc biệt nghiêm trọng là chính sách khủng bố người lương thiện đã làm xã hội Trung Quốc ngày nay vô cùng nguy hiểm và bất ổn, nó đã hoàn toàn mất khả năng tự cải thiện, sự tan rã và sụp đổ đang cận kề.

Thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung toàn lực để thanh trừng phe cánh của ông Giang Trạch Dân, nhiều sự cố liên tiếp xảy ra với gia tộc họ Giang, dự báo những “hổ to hơn” sẽ sớm bị xử lý. Theo thông tin điều tra của Đại Kỷ Nguyên, ông Giang Miên Hằng (con trai Giang Trạch Dân) đang bị giam lỏng tại một địa điểm bí mật ở ngoại ô Thượng Hải. Chính quyền ông Tập Cận Bình đã nắm được tình hình tham ô khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng của gia tộc họ Giang. Thông tin Giang Miên Hằng bị giam lỏng cho thấy ngày ông Giang Trạch Dân bị bắt đang đến gần hơn. 

RELATED ARTICLES

Tin mới