Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐiểm tinViệt Nam thủ “siêu vũ khí” uy trùm Biển Đông,TQ trách Nga-Ấn

Việt Nam thủ “siêu vũ khí” uy trùm Biển Đông,TQ trách Nga-Ấn

Theo AsiaTimes, từ lâu Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam tên lửa BrahMos, loại vũ khí có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông. BrahMos là một trong những loại tên lửa chống hạm có sức hủy diệt chết chóc nhất trên thế giới.

 

Tên lửa siêu âm BrahMos

Mới đây bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar vừa có chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 5-7/6 sau khi dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 tại Singapore.

Trước khi ông Parrikar rời Delhi, giới báo chí đã lan truyền thông tin rằng rốt cuộc Ấn Độ đã quyết định bán tên lửa siêu âm BrahMos cho Việt Nam.

BrahMos là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình để chống hạm có tầm hoạt động 290 km, có thể phóng đi từ đất liền, từ máy bay, từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Hệ thống tên lửa nổi tiếng này đã thu hút sự chú ý của hàng loạt các quốc gia ở Nam Phi, Mỹ La tinh và châu Á.

Việt Nam lần đầu tiên bày tỏ sự quan tâm tới tên lửa BrahMos của Ấn Độ vào năm 2011. Nhưng Ấn Độ vẫn chần chừ. Giờ đây hai chướng ngại lớn đã không còn tồn tại nữa. Chỉ mới tuần qua, Ấn Độ đã trở thành thành viên Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, hiện tại cho cho phép Ấn Độ chuyển giao công nghệ tên lửa cho các quốc gia khác.

Thêm nữa, New Delhi và Moscow gần đây đã nhất trí về nguyên tắc để xuất khẩu tên lửa Brahmos sang các nước thứ ba (BrahMos vốn là sản phẩm hợp tác chung giữa Ấn Độ và Nga).

Tuy nhiên theo AsiaTimes, từ lâu còn có nhân tố thứ ba là Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam tên lửa BrahMos, loại vũ khí có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông. BrahMos là một trong những loại tên lửa chống hạm có sức hủy diệt chết chóc nhất trên thế giới.

Tên lửa siêu thanh BrahMos lắp trên chiến đấu cơ Su-30MKI

Tên lửa BrahMos của Ấn Độ

Hiện nay, sự đồng thuận của Nga là yếu tố cần thiết để Ấn Độ chuyển giao tên lửa đáng gờm này cho Việt Nam và Moscow đang ở vào tình thế khó xử. New Delhi đã tuyên bố rằng tên lửa BrahMos có thể được xuất khẩu cho các nước bạn bè hữu nghị với cả Ấn Độ và Nga. Moscow nhất trí.

Nhưng sau đó, điều gì xảy ra nếu như thương vụ bán vũ khí sẽ gây tổn hại đến lợi ích an ninh của một nước thứ 4 vốn có quan hệ rất gần với Ấn Độ hoặc Nga. Trong trường hợp này phải chăng là Trung Quốc, AsiaTimes đặt câu hỏi. Không dễ có câu trả lời trong một vài tình huống, Moscow tôn trọng sự nhạy cảm của Ấn Độ về việc chuyển giao các hệ thống vũ khí cho Pakistan.

BrahMos đã trở thành một thử thách cho mối quan hệ 3 bên gồm Ấn Độ, Nga và Trung Quốc và cả ba quốc gia đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng như Khối BRICS.

Nga mong muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc và cần phải xác định rõ là một bên trong một thương vụ mua sắm vũ khí có thể gây tổn hại tới lợi ích của đồng minh của mình ở Biển Đông ra sao. Thật thú vị là khi bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Parrikar cũng chứng kiến cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La giữa thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov và phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc.

Dĩ nhiên Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí số một của Nga, còn Nga lại là nhà cung cấp vũ khí chính mang tính truyền thống của Việt Nam. Không ngạc nhiên, Nga tránh bình luận về vấn đề thương lượng liên quan khả năng Ấn Độ bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam. Nhưng có thể hiểu Nga đã có sự thỏa thuận ngầm với Ấn Độ, AsiaTimes nhận định.

Reuters ngày 9/6 dẫn thông báo của chính phủ Ấn Độ cho hay New Delhi đã ra lệnh cho công ty BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa BrahMos, xúc tiến các thương vụ với 5 nước dẫn đầu là Việt Nam.

Như đã nêu, Ấn Độ lâu nay lưỡng lự trước đề nghị của Hà Nội từ năm 2011 muốn mua tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos vì e rằng sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á thuộc Hội đồng Chính sách Đối ngoại của Mỹ ở Washington, Jeff Smith cho biết các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ trước nay cho rằng tiến triển trong hợp tác quốc phòng với Hà Nội hay Washington có thể khiêu khích một sự trả đũa từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vẫn theo phân tích gia này, rốt cuộc thì Thủ tướng Modi và ban cố vấn của ông đã đảo ngược quan điểm đó để đi đến kết luận rằng thật ra các mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Mỹ, Nhật, và Việt Nam sẽ đặt Ấn Độ vào vị thế mạnh hơn trong việc ứng phó với Trung Quốc.
Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng đang cân nhắc một đề nghị cung cấp cho Việt Nam một tàu chiến được trang bị các tên lửa BrahMos thay vì chỉ là bệ phóng tên lửa, một nguồn tin không muốn nêu tên tiết lộ với hãng tin Reuters.  

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói với Reuters rằng New Delhi hy vọng đúc kết các cuộc thương lượng về việc cung cấp tên lửa BrahMos cho Việt Nam trước cuối năm nay.  

Indonesia và Philippines cũng đã lên tiếng hỏi mua tên lửa này. Trong nỗ lực tăng cường xây dựng các mối quan hệ quân sự với Việt Nam giữa các kế hoạch quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ cũng đang cung cấp cho Hà Nội các tàu tuần tra theo thỏa thuận tín dụng trị giá 100 triệu USD.

Trong các cuộc họp tuần này tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt, Ấn đã nhất trí trao đổi thông tin về vận tải thương mại trên biển cũng như mở rộng hợp tác thủy văn, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

RELATED ARTICLES

Tin mới