Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPhân tích vụ tranh chấp: Biển Đông nằm ở đâu trên bàn...

Phân tích vụ tranh chấp: Biển Đông nằm ở đâu trên bàn cờ của Mỹ và Trung Quốc?

Một tòa trọng tài do Liên Hợp Quốc cử ra sẽ sớm phán quyết về chủ quyền tại các hòn đảo ở Biển Đông, đây là vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực.

Trung Quốc tăng cường lấn chiếm cũng như triển khai quân đội ở biển Đông (Ảnh: I.T)

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố về chủ quyền trong khu vực và xây dựng các đảo san hô và các đảo đủ lớn cho các cuộc diễn tập quân sự. Khu vực này có ý nghĩa kinh tế và địa chính trị lớn, có tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng, có thủy sản phong phú và lượng dầu khí tự nhiên và trữ lượng dầu khổng lồ.

Ngay cả trước khi có bất kỳ một phán quyết nào, Trung Quốc đã bác bỏ quyền phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc và cho rằng Philippines nên tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh các cuộc tập trận ở vùng biển Đông trong những tháng gần đây.

Những căng thẳng gia tăng đã hướng sự chú ý vào điểm nóng địa chính trị mới nổi này, là điều mà tôi quan sát dựa trên quan điểm của một nhà nghiên cứu về địa chính trị và toàn cầu hóa. Vậy bối cảnh của những căng thẳng này là gì và những tác động và hậu quả của chúng ra sao?

Tái khẳng định vị thế toàn cầu

Sự thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc là rõ ràng. Trong 25 năm qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo với tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong thế giới hiện đại.

Nhưng cũng nhớ rằng, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc xem vị thế chính trị quốc tế, ngoài sức mạnh kinh tế, là một vấn đề quan trọng. Vị thế quốc tế được nâng cao không chỉ bù đắp cho một thế kỷ Trung Quốc ở thế yếu trong các mối quan hệ không cân xứng với các cường quốc khác, đặc biệt là Nhật Bản; và đối mặt với sự tan rã và sáp nhập, mà còn tái khẳng định vị trí của Trung Quốc như một trung tâm quyền lực và ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Philippines đã chọn cách thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough, trên bản đồ là các dấu chấm màu xanh lá cây ở phía tây Manila, mà theo Philippines phải thông qua Liên Hiệp Quốc chứ không phải là các cuộc đàm phán song phương. (Ảnh chụp Google Maps)

Philippines đã chọn cách thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough, trên bản đồ là các dấu chấm màu xanh lá cây ở phía tây Manila, mà theo Philippines phải thông qua Liên Hiệp Quốc chứ không phải là các cuộc đàm phán song phương. (Ảnh chụp Google Maps)

Trung Quốc khẳng định chủ quyền vùng lãnh thổ rộng lớn ở biển Đông. Vùng này được hiển thị trên bản đồ Trung Quốc là đường chín đoạn.

Luật pháp và các đặc khu

Khu đặc quyền kinh tế (EEZ), lần đầu tiên được giới thiệu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, là khu vực mà các nước có thể đòi chủ quyền trên các nguồn tài nguyên biển. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (370 km) tính từ đường bờ biển, hoặc đường rìa lãnh hải.

Ở nơi nào EEZ bị chồng chéo, chẳng hạn như ở một số vùng biển ở Biển Đông, các quốc gia láng giềng cần thảo luận để phân định biên giới trên biển.

Vấn đề trở lên phức tạp hơn khi các đảo nhỏ – chứ không phải bờ biển hoặc mép lục địa – được sử dụng để xác định EEZ của một quốc gia và các đảo này được nhiều nước khẳng định chủ quyền. Một quốc gia có thể thiết lập lãnh thổ trên biển là 12 hải lý tính từ một hòn đảo tự nhiên và từ đó có thể thiết lập một EEZ trong phạm vi 200 hải lý.

Một phần chiến lược của Trung Quốc trong các vùng biển thuộc biển Đông là đòi chủ quyền đối với các đảo, gồm cả tự nhiên và nhân tạo, nhằm xác lập chủ quyền tại đó, và từ đó yêu sách các vùng biển xung quanh.

Nhiều đảo đang bị tranh chấp

Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Hiện tại một số tranh chấp đang xảy ra trên các đảo ở biển Đông.

Ví dụ, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu khổng lồ đến khu vực này vào năm 2013, thì Việt Nam xem đó như một mối đe dọa trực tiếp và làm xói mòn quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Người Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không trên đảo Phú Lâm, một trong những đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, và gần đây họ cho xây dựng thêm bãi đáp cho máy bay trực thăng ở đảo Duncan.

Trung Quốc và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở bãi cạn Scarborough với diện tích 60 dặm vuông đá và san hô.

Vào năm 2012, Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả bằng việc xây dựng lại 7 hòn đảo. Việc kiểm soát các hòn đảo trong bãi cạn này cho phép Trung Quốc có thể giám sát hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.

Philippines đã phản ứng bằng việc từ chối đối thoại song phương mà đưa vấn đề này lên Liên Hợp Quốc vào năm 2013. Philippines, không giống như các quốc gia khác trong khu vực, có ít ràng buộc kinh tế với Trung Quốc và lại có quan hệ quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử tổng thống mới báo trước một sự thay đổi mới trong quan hệ Philippines-Trung Quốc. Ông Benigno S. Aquino III đã đề nghị Hoa Kỳ cần phải có phản ứng quân sự nếu Trung Quốc phát triển các đảo cạn để duy trì sự ảnh hưởng trong khu vực. Và Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte nói rằng ông sẽ mở cửa cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc.

Và sau đó là quần đảo Trường Sa với hơn 740 rặng san hô, các đảo nhỏ, các đảo san hô và hải đảo, mà 6 quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền: Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.

Và dường như Brunei đã xây dựng hoặc tuyên bố tiền đồn ở đó. Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc đã được đẩy mạnh kể từ năm 2013, khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng đảo trên các mỏm đá hiện có và các rặng san hô để tạo ra 2.900 mẫu đất mới.

Việt Nam và Philippines đã liên minh với nhau, nhưng Trung Quốc đã đi trước các nước còn lại. Cát được bơm lên từ đáy biển và trải rộng trên các đảo và thậm chí trên các rặng san hô còn sống của các rải đá ngầm dưới biển, được bê tông hóa để trở thành các căn cứ bến tàu và đường băng. Đường băng quân sự đã được xây dựng trên Đá Vành Khăn và Subi. Nói cách khác, người Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Xoay trục đến châu Á

Yêu sách của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough thuộc vùng tranh chấp với Philippines không có cơ sở pháp lý về luật biển; đó như là một sự khẳng định về vị thế quyền lực của Trung Quốc đối với thế giới.

Người Trung Quốc nhìn các nước xung quanh và nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ: các căn cứ quân sự của Mỹ đều có ở Hàn Quốc, Nhật Bản, một hạm đội tàu ngầm hạt nhân, cùng với sự hiện diện quân sự ở Philippines và Úc và một hạm đội siêu tàu sân bay để thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Người Trung Quốc nhìn thấy sự hiện diện quân sự và hải quân đáng kể của Mỹ trong khu vực này như một mối đe dọa đến quyền lực của họ.

Mỹ là nước duy nhất có khả năng tung ra một lực lượng có khả năng đối đầu với Trung Quốc. Phản ứng này của Hoa Kỳ được công bố vào năm 2011, đôi khi được gọi là “Xoay trục đến châu Á”.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á, chẳng hạn như diễn tập tàu sân bay ở biển Đông năm ngoái, có thể được xem là một mối đe dọa đối với tham vọng về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á, chẳng hạn như diễn tập tàu sân bay ở biển Đông năm ngoái, có thể được xem là một mối đe dọa đối với tham vọng về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Xoay trục đến châu Á còn bao gồm việc gia tăng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở vùng biển Thái Bình Dương, với việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tới Darwin, Australia, cũng như tái bảo đảm cho các đồng minh trong khu vực duy trì sự tự do hàng hải và thương mại trong vùng biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực thể hiện 2 luận điểm: đây là vùng biển mở và Hoa Kỳ vẫn là một đối tác đáng tin cậy trong khu vực.

Vào tháng 10/2015, một tàu chiến Hoa Kỳ đã đi qua vùng biển nằm trong giới hạn 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Mỹ đã đi qua quần đảo tranh chấp Hoàng Sa vào tháng 1/2016.

Những vùng biển dậy sóng

Phán quyết của Liên Hợp Quốc có thể sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn là giải pháp. Theo cách giải thích của Trung Quốc thì việc Hoa Kỳ xoay trục đến châu Á sẽ làm gia tăng những căng thẳng chính trị.

Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh có thể kiểm soát được. Hai bên đều có những lợi ích kinh tế chung và các mục tiêu toàn cầu cần chia sẻ.

Mối lo ngại lớn hơn là về những xung đột cục bộ có thể ra khỏi vòng kiểm soát của hai bên. Một trung úy của Trung Quốc đã bắn vào tàu chiến của Hoa Kỳ; một tàu khu trục của Mỹ đâm một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc. Một chiếc máy bay của Hoa Kỳ vô tình bị tên lửa đất-đối-không bắn hạ từ một hòn đảo đang tranh chấp. Tiềm năng xảy ra những xung đột cục bộ có thể đưa đến những xung đột ở  mức nguy hiểm hơn. Và thông thường thì những xung đột này sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới