Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐiểm tinQuyền được mang súng hay quyền được sống?

Quyền được mang súng hay quyền được sống?

Tổng thống Obama khi nhậm chức vị chủ Nhà Trắng có lẽ đã không thể tưởng tượng được rằng mình sẽ phải đưa ra những bài phát biểu hậu thảm họa về thảm sát súng đạn nhiều hơn là tổ chức những bữa tiệc cấp nhà nước (14 so với 9).

Người dân Mỹ tự do chọn mua vũ khí tại một hội chợ súng. Ảnh: BBC

Nước Mỹ có một vấn đề với súng đạn. Cụ thể hơn là nước Mỹ có vấn đề với kiểm soát súng đạn. Cuộc tranh cãi quanh vấn đề về kiểm soát súng ở Mỹ không chỉ rộ lên sau vụ xả súng đẫm máu tại Orlando làm 49 người chết vào tuần trước mà những cuộc tranh luận về việc kiểm soát súng lỏng lẻo ở Mỹ mới một lần nữa được đưa lên như ưu tiên hàng đầu.

Tổng thống Obama khi nhậm chức vị chủ Nhà Trắng có lẽ đã không thể tưởng tượng được rằng mình sẽ phải đưa ra những bài phát biểu hậu thảm họa về thảm sát súng đạn nhiều hơn là tổ chức những bữa tiệc cấp nhà nước (14 so với 9).

Tuy vậy thì những lời kêu gọi dường như bất lực của vị Tổng thống này, cùng với sự ủng hộ của đa số người dân về việc thắt chặt luật súng đạn lỏng lẻo trên toàn liên bang (90%) đều là ‘nước đổ lá khoai’.


Tổng thống Obama dường như bất lực khi kêu gọi thắt chặt luật súng đạn

Thứ hai vừa qua thì Thượng viện Mỹ đã bác bỏ tất cả 4 điều luật mới được đề nghị để ngăn chặn những kẻ bị tình nghi có thể mua súng dễ dàng.

Khi có quá nhiều tai nạn giao thông xảy ra, chúng ta phải tìm cách sửa đổi luật để việc lưu thông chở nên an toàn hơn. Đội mũ bảo hiểm, qui định tốc độ trên từng khung đường…

Sau vụ khủng bố 11/9, nhận thấy việc các nghi phạm có thể lên máy bay quá dễ dàng, những qui định khắt khe hơn được ban hành. Nhân viên an ninh sân bay được ban nhiều quyền hành hơn, những vật dụng được mang lên máy bay bị hạn chế.

Vậy tại sao ngay cả sau khi cuộc xả súng đẫm máu nhất nước Mỹ diễn ra thì các Thượng Nghị sĩ vẫn không có bất kì động thái nào để giải quyết vấn nạn này? Đây là một câu hỏi không có câu trả lời dễ dàng mà là tổng hợp của nhiều yếu tố.

Thứ nhất phải kể đến vấn đề về hiến pháp. Theo như NRA – Hiệp hội súng đan Mỹ, một tổ chức phản đối việc chính phủ can thiệp vào việc mua bán súng – và những người phản đối luật pháp hóa súng đạn thì Điều 2 Hiến pháp Mỹ có ghi ‘quyền được mang súng là quyền mà tất cả các công dân Mỹ đều có được để có thể sẵn sàng lập những đội quân chuyên nghiệp trong trường hợp nhà nước lộng hành tiếm quyền của dân’.

Vì vậy, quyền được trang bị súng là quyền cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp. Tuy vậy, theo như ý hiểu của NRA và những người ủng hộ điều 2 hiến pháp thì đó mới chỉ là một nửa ý của câu.

Ý còn lại, quan trọng không kém đó là việc người dân được sở hữu vũ khí là để lập những đội quân của mình, như là dân quân để sẵn sàng lật đổ một chính phủ cường quyền. Rõ ràng là nếu hiểu theo ý này thì điều 2 hiến pháp Mỹ không hề ban quyền được trang bị súng cho bất cứ ai.

Từ ‘chuyên nghiệp’ ở đây là rất quan trọng khi nó định rõ rằng những người được mang súng phải được tổ chức thành một đội quân có qui củ rõ ràng chứ không phải chỉ là những cá nhân tự trang bị súng.

Vấn đề thứ hai là những lo lắng của những người sở hữu súng ở Mỹ về việc nếu như phe ủng hộ việc kiểm soát súng thành công thì sẽ chỉ có người tốt bị thu súng, còn những tên tội phạm sẽ hưởng lợi bởi đường dây buôn lậu súng ngầm.

Kiểu lập luận này không phải không có lí. Nếu như việc quản lí súng quá chặt chẽ dẫn đến việc người dân bình thường không thể mua súng tự vệ vì mục đích chính đáng thì điều gì sẽ xảy ra khi những kẻ tội phạm có súng uy hiếp đến sự an toàn của người dân bình thường.

Theo ước tính thì hiện nay có khoảng từ 270 đến 310 triệu khẩu súng ở khắp nước Mỹ (trừ thuộc sở hữu của quân đội và các lực lượng chức năng).


Dân Mỹ dễ dàng mua súng tại các cửa hàng ở khắp nơi trên toàn quốc. Ảnh: AP

Một chiến dịch thu hồi súng kiểu Australia những năm 1990, giả sử nó có thể qua được các rào cản pháp lí, sẽ khó có thể thu hồi được hết số lượng súng khổng lồ trên. Hiểu đơn giản là vấn đề súng ở Mỹ không thể giải quyết như Australia vì số lượng súng ở Mỹ là quá lớn cho một chiến dịch thu hồi kiểm soát.

Điều nay đưa ta đến vấn đề cuối cùng, nếu không thể kiểm soát thu hồi được từng khẩu súng thì liệu việc kiểm soát người mua súng có khả thi không. Đây là điều luật mà không chỉ Tổng thống Obama mà các Nghị sĩ đảng Dân Chủ cũng rất muốn đưa điều luật kiểm tra thân nhân của người mua súng trước khi bán.

Tuy vậy thì phe phản đối cũng có lập luận phản đối điều này của mình. Ngoài việc hiểu điều 2 hiến pháp theo nghĩa không đầy đủ thì còn có vấn đề về việc ai sẽ bị cấm mua súng. Thứ hai vừa rồi, Nghị sĩ đảng Dân Chủ Murphy đề nghị đưa vào danh sách cấm mua súng những người bị tình nghi có dính líu đến các hành động khủng bố. Khúc mắc ở đây nằm ở lo lắng của phe phản đối là điều này có thể bị lợi dụng để ngăn chặn công dân sở hữu súng.

Vì một người có thể bị đưa vào danh sách chống khủng bố do nhầm lẫn và vì rất nhiều lí do mà những nhà hoạt động về quyền mang súng như NRA cho là ‘lãng xẹt’.

Tuy vậy thì Arkadi Gerney, một nhà nghiên cứu về các luật súng đạn ở Viện Nghiên Cứu vì sự phát triển Mỹ nhận định rằng mặc dù vẫn có sai sót nhưng nhìn chung thì danh sách tình nghi khủng bố có thể là một công cụ hữu hiệu để sàng lọc những thành phần khả nghi khỏi những người nên được cho sở hữu súng…

20135838218

 

Các thành viên Đảng Dân chủ đã biểu tình ngồi ngay tại Hạ viện Mỹ để yêu cầu kiểm soát súng chặt chẽ hơn sau khi vụ xả súng tại hộp đêm Pulse ở Orlando, bang Florida, giết chết 49 người. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Harry Reid cho biết ông ủng hộ đề xuất của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Susan Collins rằng sẽ ngừng bán súng cho một lượng hạn chế người có tên trong danh sách theo dõi khủng bố.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói với CNN, sẽ không có biểu quyết về việc kiểm soát súng trong Hạ viện. “Họ biết rằng chúng tôi sẽ không thông qua một dự luật mà tước đi quyền được hiến pháp bảo đảm của một người mà không… đúng thủ tục,” ông nói.

Đảng Cộng hòa, vốn kiểm soát Quốc hội, thông báo giải lao và buộc tắt các máy quay phim, chụp ảnh. Nhưng những người biểu tình đã gửi tin nhắn online, truyền hình ảnh qua Twitter hoặc công cụ video trên mạng xã hội Periscope.

Dân biểu John Lewis là người dẫn đầu cuộc biểu tình.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới