Sunday, October 13, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgày ra phán quyết vụ kiện đã đến: TQ sẽ mất mặt...

Ngày ra phán quyết vụ kiện đã đến: TQ sẽ mất mặt với Thế Giới nếu không chịu chấp nhận phán quyết

Vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tranh chấp tại Biển Đông ra Toà trọng tài theo Phụ lục VII bắt đầu từ năm 1/2013 đến nay trải qua nhiều phiên tranh tụng, bổ sung hồ sơ và Toà đã ra phán quyết về thẩm quyền vào ngày 29/10/2016. Theo lịch vào ngày 12/7 này, Toà sẽ ra phán quyết cuối cùng, kể cả về thẩm quyền và yêu cầu đối với các nội dung còn lại của vụ kiện. Phán quyết của toà sẽ có tác động lớn đến các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc – đối tượng bị kiện.

Toà sẽ ra phán quyết cuối cùng trong ngày 12/07 (Ảnh minh họa).

Ngày 29/10/2015, Toà đã ra phán quyết đầu tiên về thẩm quyền đối với vụ kiện. Trong số 15 nội dung đơn kiện của Philippines, Toà đã ra phán quyết có thẩm quyền đối 7 nội dung, 8 nội dung còn lại phức tạp hơn Toà sẽ xem xét trong phiên xét xử sau tiếp theo. Trung Quốc lập luận Toà không có thẩm quyền đối với vụ kiện vì (1) đây là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước Luật Biển 1982; (2) nội dung tranh chấp liên quan đến phân định biển mà Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận giải quyết bằng biện pháp tài phán; (3) Phillippines đã không tuân theo các thủ tục để giải quyết tranh chấp như qua ASEAN, DOC, đàm phán song phương…Tuy nhiên, bác tất cả những lập luận trên, Toà cho rằng Philippines đã tuân theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý và Toà có thẩm quyền các nội dung toà có thẩm quyền xét xử nêu trong 7 điểm của đơn kiện liên quan đến: (1) quy chế đảo, các thực thể theo đơn kiện của Philippines sẽ không có 200 hải lý vùng biển đặc quyền kinh tế, chỉ là đảo hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi; (2) Trung Quốc vi phạm Công ước Luật Biển 1982 khi có các hoạt động cải tạo đảo tàn phá môi trường biển và đánh bắt cá trái phép bằng các biện pháp huỷ diệt không thể phục hồi cho môi trường biển; Trung Quốc đã vi phạm Công ước về việc điều khiển tàu chấp pháp trên biển một cách nguy hiểm cho các tàu chấp pháp của Philippines.

Như vậy, qua các điểm mà Toà đã thông báo có thẩm quyền thì việc xét xử thực chất sẽ sớm được Toà đưa ra phán quyết, vào ngày 12/7, Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra. Kết quả phán quyết theo như nội dung đơn kiện sẽ có nhiều khả năng nghiêng có lợi cho Philippines và bất lợi cho Trung Quốc.

Theo như lập luận của một số học giả thì khả năng cao toà sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines như về yêu sách đường lưỡi bò, quy chế các đảo và các hành động vi phạm Công ước Luật biển của Trung Quốc như làm ô nhiễm môi trường, lái tàu nguy hiểm trên biển. Trung Quốc tiếp tục như ngay lần đầu nhắc lại lập trường không chấp nhận phiên toà, không tham gia và không chấp nhận thực hiện phán quyết, cho rằng phán quyết của toà là không hợp pháp, toà không có thẩm quyền, phiên toà được thành lập sai trái và do đó phán quyết không ràng buộc đối với Trung Quốc.

Theo như Điều 296 (1) của Công ước, bất cứ phán quyết nào của toà theo như đều là cuối cùng và các bên đều phải tuân thủ theo. Như vậy, cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên của Công ước, đều có nghĩa vụ phải tuân theo phán quyết cuối cùng của toà. Trung Quốc không thể viện ra bất cứ lý do gì để từ chối phiên toà và không chấp nhận phán quyết, là một nước lớn tham gia Công ước, Trung Quốc càng phải ý thức về trách nhiệm tuân thủ Công ước. Hiện đã có nhiều nước lên tiếng ủng hộ vụ kiện và nói phán quyết của toà có tính ràng buộc các bên phải tôn trọng như và năng nổ nhất trong số đó là các nước như Mỹ, Nhật, các nước G7. Đây là điều hiển nhiên của các nước có ý thức về trách nhiệm của một quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc không ý thức được điều này và ngày càng có nhiều hình thức lố bịch như đi vận động các nước ủng hộ việc không tham gia phiên toà và không chấp nhận phán quyết. Trung Quốc rêu rao rằng có đến 60 nước ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên biển và không tham gia vụ kiện, tuy nhiên trên thực tế, Trung Quốc không cung cấp được danh sách các nước ủng hộ này là nước nào, thậm chí có nhiều nước còn phải lên tiếng cải chính là không nói ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện. Cần phải nói rằng, biện pháp pháp lý là một biện pháp văn minh cùng theo sự phát triển của nhân loại, các quốc gia đang phát triển và các quốc gia muốn trở thành cường quốc phải nên ý thức rõ điều này. Một khi đã tham gia hội nhập quốc tế, tham gia và các hiệp định quốc tế và khu vực thì phải tuân thủ theo các quy định của các hiệp định đó, không nên nghĩ rằng mình là nước lớn có sức mạnh, tiền bạc thì có thể bất chấp luật pháp quốc tế, hành xử theo kiểu “luật rừng” mà lại còn tìm cách mua chuộc lôi kéo các nước khác ủng hộ hoặc hành động theo kiểu “chụp mũ” ủng hộ vào các nước như vậy là không văn minh chỉ càng làm xấu mặt cho hình ảnh phát triển của mình. Nếu còn muốn có uy tín quốc tế, có sự tôn trọng hợp tác để cùng phát triển với các nước, lựa chọn duy nhất cho Trung Quốc hiện nay đó là phải tôn trọng phán quyết của toà và không nên có các hành động gây hấn khiêu khích trên thực địa hay đi lôi kéo tuyên truyền sự ủng hộ việc làm sai trái của mình, có như vậy Trung Quốc mới mong có chỗ đứng thực sự được trong quan hệ quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới