Thursday, March 28, 2024
Trang chủQuân sựMỹ lập mưu phong tỏa, bóp nghẹt TQ

Mỹ lập mưu phong tỏa, bóp nghẹt TQ

Tầng thứ hai này của chiến lược phong tỏa sẽ bao gồm cả tàu ngầm, chiến tranh mìn và thủy lôi và các máy bay tầm xa mà sẽ tấn công nước bị phong tỏa khi di chuyển qua hoặc xung quanh những điểm huyết mạch và thâm nhập vào vùng miễn trừ hàng hải…

 

Chiến đấu cơ F-35 phiên bản hải quân cất cánh từ tàu sân bay Mỹ

Chiến lược phong tỏa nên được tiến hành như thế nào?

Một chiến lược phong tỏa Trung Quốc lý tưởng cần sử dụng nhiều tầng nấc khác nhau, mỗi tầng lại có một mục đích khác. Những tầng nấc này phải bao gồm (1) một cuộc phong tỏa thông thường ở khoảng cách xa tập trung vào những điểm huyết mạch của tuyến liên lạc đường biển với Trung Quốc; (2) một khu vực tác chiến thông thường trên biển ở sát gần và (3) sự can thiệp ngoại giao nhằm cấm vận các cảng biển.

Phần quan trọng nhất của cuộc phong tỏa là tầng đầu tiên: việc kiểm soát các điểm huyết mạch sử dụng các lực lượng thông thường. Tâm điểm của cuộc phong tỏa này là Eo biển Malacca và những eo biển thuộc các quần đảo lân cận quanh Indonesia. Những khu vực này có sự bảo vệ của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, theo đó chiến tranh sẽ không được phép diễn ra trên những vùng nước trung lập này. Theo đó, để việc phong tỏa hợp pháp, các quốc gia quanh khu vực eo biển Malacca phải ủng hộ sự bao vây một cách công khai, trực tiếp trở thành các bên tham chiến.

Trong khi việc không thể lôi kéo được sự hỗ trợ của Malaysia sẽ là một thách thức có thể vượt qua được, chỉ cần di dời cuộc bao vây ra xa 12 dặm khỏi vùng eo biển, ngoài vùng biển quốc tế, thì sự ủng hộ của Indonesia sẽ quyết định sự thành bại của cuộc phong tỏa này. Các tuyến đường biển quốc tế quanh quần đảo ( ít nhất là 4 tuyến cơ bản) cung cấp hành lang cho những nước thực thi chiến lược phong tỏa khai thác việc qua lại vô hại. Nếu không có sự ủng hộ từ Indonesia, chỉ Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mới có thể cho phép tiếp cận đến các tuyến đường biển này, và quyền phủ quyết của Trung Quốc trong Liên hợp quốc sẽ không cho phép điều này xảy ra.

Kể cả khi đặt tính pháp lý sang một bên thì việc bao vây eo biển Malacca cũng hết sức phức tạp. Với khối lượng khổng lồ các phương tiện đi qua các điểm huyết mạch mà phần lớn liên quan đến các nước đồng minh với Mỹ và các nước trung lập, những việc thông thường như ghé thăm hoặc tìm kiếm cũng trở nên khó khăn. Khoảng 165 tàu bè các loại di chuyển qua eo biển Malacca mỗi ngày, trong đó có 52 tàu chở dầu. Nước bao vây cần điều tra mọi thuyền bè thích hợp, đánh giá xem liệu chúng có phải là của nước bị bao vây không và bắt giữ những tàu như vậy.

Cần ít nhất 13 tàu chiến để thực hiện việc phong tỏa các tàu chở dầu sử dụng những biện pháp truyền thống là ghé thăm và tìm kiếm. Con số này không bao gồm lực lượng bảo vệ, thay thế hỏng hóc hoặc thủy thủy đoàn chiến lợi phẩm.  Những tàu bổ sung sẽ phải bảo vệ các đoạn khác như eo biển Lombok và Makassar. Tỉ lệ các chủ thuyền sợ rủi ro và muốn được đảm bảo gia tăng sẽ làm giảm số lượng các tàu chở dầu tới Trung Quốc. Tuy nhiên, những hạm đội tàu lớn của quốc gia và các tàu buôn do các thương gia Trung Quốc sở hữu vẫn sẽ đi thuyền ra khơi và lượng dự trữ tiền mặt khổng lồ của Trung Quốc có thể thay thế các công ty bảo hiểm bảo đảm cho các tàu này. Như vậy, chỉ huy việc triển khai phong tỏa sẽ vẫn cần huy động đơn vị quy mô lớn để thực hiện việc bao vây phong tỏa, do đó buộc phải chấp nhận chi phí cơ hội quá lớn.

Việc phong tỏa này có thể thực hiện được nếu các biện pháp được áp dụng khi vẫn còn hòa bình (sẽ chẳng còn lúc nào như thời điểm hiện nay nữa). Những ví dụ cụ thể gồm sự phát triển của thủ tục, các mối quan hệ và công nghệ nhằm thiết lập một hệ thống Navicert (giấy cấp phép cho các thuyền bè chở hàng hóa trung lập, thường được sử dụng trong chiến tranh, bởi nước tiến hành bao vây) phục vụ vận chuyển và thiết lập các đội Tuần tra, Thâm nhập, Tìm kiếm và Bắt giữ (VBSS), huy động nguồn từ lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng trên bộ. Chu trình Navicert là một thủ tục giao thông tại các cảng trước đây được sử dụng bởi quân đội Anh khi bao vây Đức, nó giúp cho việc kiểm tra phong tỏa trở nên hiệu quả hơn.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ thường lảng vảng ở Biển Đông

Biên đội chiến hạm tác chiến ven bờ của Mỹ dàn trận

Cuộc tập trận chung gần Philippines mới đây của hải quân Mỹ và Nhật Bản

Việc kết hợp chu trình Navicert với hệ thống điện tử ví dụ như Hệ thống nhận diện tự động (một hệ thống dữ liệu tự động được cài đặt trên mọi tàu trọng tải trên 300 tấn có thể lưu trữ khối lượng thông tin lớn) sẽ làm gia tăng khả năng thành công. Một tư lệnh chỉ huy có thể sử dụng kết hợp cả các đội VBSS đóng trên đất liền được tăng cường các máy bay do thám, máy bay trực thăng và tàu cỡ nhỏ để hỗ trợ tàu chiến ở các điểm huyết mạch, cho phép tàu khu trục và các tàu tuần dương hỗ trợ. Những khả năng này sẽ khó có thể được cải thiện trong chiến tranh nên các khả năng và các mối quan hệ này nên được nuôi dưỡng từ bây giờ để tăng hiệu quả ngay khi bắt đầu chiến sự.

 Những nỗ lực sẽ cố gắng biến thành  một cuộc phong tỏa khép kín, sử dụng những thiết bị có thể tồn tại và chống lại môi trường chống tiếp cận (A2/AD), điều đó có nghĩa là những thứ giống như chiến lược tác chiến trên không-biển có thể vẫn được sử dụng trong khi phong tỏa để đạt được hiệu quả và mang tính khả thi. Chỉ huy lực lượng có thể phải tập trung vào Hong Kong, Thượng Hải và các trung tâm vận tải hàng hải lớn khác trong khi vẫn chuẩn bị để mở rộng đối phó với việc Trung Quốc thích ứng được.

Tầng thứ hai này của chiến lược phong tỏa sẽ bao gồm cả tàu ngầm, chiến tranh mìn và thủy lôi và các máy bay tầm xa mà sẽ tấn công nước bị phong tỏa khi di chuyển qua hoặc xung quanh những điểm huyết mạch và thâm nhập vào vùng miễn trừ hàng hải (MEZ) được liên minh xác lập. Vùng MEZ sẽ phải 100% bất khả xâm phạm, nhưng một khối lượng hàng hóa lưu thông vừa đủ cần phải bị đánh chìm để tạo hiệu ứng, răn đe những nước có nguy cơ cần phải bao vây. Những ý tưởng truyền thống về thiết lập, thông báo, hiệu quả, công bằng và hạn chế sẽ vẫn được sử dụng để cung cấp cơ sở pháp lí được quốc tế công nhận cho tầng thứ hai của cuộc bao vây.

Cấp độ phong tỏa thứ ba sẽ là những nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc vận chuyển dầu ở phía nguồn cung, tập trung vào thuyết phục các quốc gia ủng hộ một lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu từ Iraq, Ả Rập Xê út, Iran, Nga, Oman, Angola, Sudan và Kuwait. Trong khi rất nhiều những nhà cung cấp dầu cho Trung Quốc đều  đối kháng với Mỹ thì những đồng minh của Mỹ như Ả Rập Xê út, nước cung cấp lượng dầu đáng kể cho Trung Quốc, có thể thuyết phục để ủng hộ lệnh phong tỏa này.

Bởi vì dầu là một loại hàng hóa, Mỹ sẽ phải tìm kiếm những sự ủng hộ ngoại giao để tìm kiếm các khách hàng thay thế Trung Quốc cho đồng minh của mình ( kể cả phải nhập khẩu dầu của Ả Rập vào kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ). Một khi vài nước cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc ngưng lại, các nhà cung cấp khác dù không ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Trung Quốc cũng buộc phải thiết lập những cơ sở và hạ tầng mới nếu họ muốn cung cấp cho một nguồn cầu ngắn hạn mà đầy rủi ro này. 

Các tuyến đường xuyên quốc gia và sự trả đũa của Trung Quốc

Trong khi cuộc phong tỏa trên biển mang lại khả năng thành công cao, thì Nga có thể quyết định hỗ trợ dầu khí cho Trung Quốc bằng các tuyến đường ống trên đất liền xuyên quốc gia. Tuy nhiên khả năng của Nga vẫn hạn chế vì nguồn cung của họ và các thị trường khác. Khoảng 78% khối lượng dầu xuất khẩu của Nga là dành cho thị trường châu Âu ổn định và lâu dài. Giảm bớt dầu vào các thị trường này hoặc đầu tư quá nhiều vào sản xuất để hỗ trợ cho lượng cầu tăng đột biến trong ngắn hạn từ phía Trung Quốc không mang lại lợi ích cao nhất đối với các nhà tài phiệt về dầu mỏ của Nga, kể cả khi hành động này có thể chọc tức Mỹ.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường ống dẫn dầu và đường sắt để hỗ trợ dầu cho Trung Quốc là một việc làm đắt đỏ và rất tốn thời gian. Như vậy, Nga sẽ phải coi đầu tư là một phần của lợi ích quốc gia. Những tuyến đường xuyên quốc gia khác cũng phải được mở rộng qua những địa hình hiểm trở, các quốc gia không mấy thân thiện và sự phụ thuộc vào ngành vận tải biển làm giảm hiệu quả của các tuyến đường thay thế.

Trung Quốc sẽ gặp phải khó khăn nếu muốn thách thức lệnh phong tỏa bằng một cuộc hải chiến lớn hoặc vận chuyển có hộ tống vì chính khả năng hạn chế của nước này trong việc dự định kiểm soát những vùng biển khác ngoài lãnh hải nước này. Tuy nhiên, viên tư lệnh chỉ huy việc triển khai chiến dịch phong tỏa cũng vẫn phải xem xét phản ứng của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng các hành động phi đối xứng.

Pháo đài bay B-52 của Mỹ đã vài lần bay qua không phận các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông

Phi đội chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 Raptor “Chim ăn thịt” của Mỹ thường trực ở châu Á

Giống như những hoạt động hàng hải khác, một cuộc phong tỏa sẽ phụ thuộc vào độ phủ sóng của vệ tinh liên lạc và trinh sát cũng như trao đổi dữ liệu để theo dõi những nước bị phong tỏa và triển khai chu trình Navicert. Việc này rất dễ bị tổn hại bởi những cuộc tấn công từ phía Trung Quốc với những vũ khí chống vệ tinh và không gian mạng. Những hành động này có thể không khiến cuộc bao vây thất bại nhưng chúng sẽ làm gia tăng đáng kể các lực lượng cần huy động và giảm khả năng ngăn chặn được những nước bị bao vây.

Trong khi tiến hành chiến lược phong tỏa, các lực lượng liên minh cũng phải ngăn cản Trung Quốc chiếm những vùng lãnh thổ đang tranh chấp từ các nước đồng minh như quần đảo Senkaku hay Đài Loan. Như đã nói, việc tiếp tục cuộc chiến sẽ đòi hỏi phải hoạt động trong vùng chống tiếp cận. Mỹ cũng phải chuẩn bị cho viễn cảnh Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình một cách nanh chóng, chiếm giữ Senkaku và chấm dứt các hoạt động chiến đấu. Liệu rằng những dư luận chung và sự đồng thuận quốc tế có ủng hộ việc tẩy chay Trung Quốc sau khi nước này chiếm giữ các đảo nhỏ một cách nhanh chóng? Ở điểm này, một cuộc phong tỏa kéo dài sẽ được coi như là một lệnh trừng phạt thuần túy và những lợi ích kinh tế quốc tế và nội địa sẽ gây áp lực với Mỹ để phải rút lại lệnh phong tỏa.

Cuộc chiến không dễ dàng

Không có cách nào để có thể gây ra một cuộc chiến tranh dễ dàng với Trung Quốc. Những lợi thế địa lí, khả năng quân sự của Trung Quốc và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cùng chủ nghĩa dân túy sẽ khiến bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng tốn kém, bất kể có áp dụng chiến lược gì. Một chiến lược phong tỏa sẽ phủ nhận những điểm mạnh của Trung Quốc và chỉ tập trung vào những điểm yếu, nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều sự lựa chọn để theo đuổi chiến tranh và đạt được những mục tiêu của mình. Chiến dịch phong tỏa sẽ đòi hỏi nguồn lực quân sự đáng kể, thời gian và sự cam kết chung tay của các nước đồng minh.

Thêm vào đó, Mỹ không thể chỉ đơn giản ở ngoài khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc và bao vây từ một khoảng cách an toàn. Nếu Trung Quốc chọn tiếp tục chiến tranh bất chấp những hệ quả kinh tế ban đầu, Mỹ sẽ phải thâm nhập vùng chống tiếp cận để thiết lập một vòng vây chặt chẽ, hiệu quả nhằm thách thức Trung Quốc ở những điểm quyết định để giữ chân đồng minh của Mỹ tiếp tục cuộc chiến.

Chiến lược tác chiến không-biển có thể là giải pháp cho vấn đề này hoặc một hướng khác cần được thiết lập, nhưng Mỹ vẫn cần hiểu cách thức để triển khai trong bất kỳ môi trường nào nếu như cần thiết giải pháp quân sự.

Vấn đề của việc phong tỏa ít nằm ở tính khả thi về mặt quân sự mà phần nhiều ở ý chí chính trị và sự hy sinh lợi ích kinh tế. Lợi ích của Mỹ có thể được củng cố bởi quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên thời kỳ bất ổn và những xâm phạm lợi ích không thể điều hòa có thể vẫn làm bùng phát một cuộc chiến mà Mỹ cần có một chiến lược. Như vậy, Mỹ không nên coi nhẹ bất kỳ chiến lược nào, đặc biệt là phong tỏa.

* Tác giả Jason Glab từng phục vụ 11 năm với vai trò sĩ quan tàu ngầm hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ông cũng từng phục vụ trong ngành phân tích hải quân thuộc Cơ quan tình báo quân sự và học tại Trường Hải chiến Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới