Friday, April 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCuộc cạnh tranh khốc liệt thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Cuộc cạnh tranh khốc liệt thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Thương trường bán lẻ ở Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh và cũng nhiều thách thức.

Aeon của Nhật đã xâm nhập thị trường một số thành phố lớn ở Việt Nam.

Bài của Financial Times nói kể từ khi mua lại một chuỗi cửa hàng bán lẻ trong nước hồi tháng 10/2014, Vingroup đã khai trương VinMart + vào năm 2015 và hiện đưa và hoạt động 880 cửa hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài báo cho rằng các hãng bán lẻ đang mọc lên nhờ thủ tục kinh doanh được nới lỏng.

Vào tháng Năm năm nay, Chính phủ Việt Nam nói các cửa hàng nhỏ với diện tích sàn dưới 500m² sẽ có thủ thục mở đơn giản hơn. Qui định này được nói là có thể có hiệu lực vào cuối năm nay.

Một tập đoàn ước tính thị trường bán lẻ có thể đạt 109.8 tỉ USD trong năm 2015, tăng 2,4 lần so với 5 năm trước. Và dự kiến sẽ đạt 179 tỉ USD trong năm 2020.

Các công ty nước ngoài cũng đang vào để lấy thị phần của thị trường 93 triệu dân. Trong năm 2014, Aeon của Nhật Bản đã mở trung tâm mua sắm lớn đầu tiên tại Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãng này sau đó bổ sung thêm ba trung tâm ở Hà Nội và các nơi khác với trung tâm mới nhất mở cửa vào tháng Bảy năm nay.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ 7-Eleven sẽ mở tiệm đầu tiên ở Việt Nam vào tháng Hai năm 2018.

Trong khi các công ty nước ngoài có lợi thế về vốn, thiết kế cửa hàng và dòng sản phẩm thì doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh để nắm thị phần.

Vingroup tận dụng thế mạnh trong kinh doanh bất động sản. Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch, cho biết điều quan trọng là có được vị trí cửa hàng tốt trước khi các công ty nước ngoài vào, và họ chấp nhận nếu 30% các cửa hàng mới không có lời trong giai đoạn đầu mới mở cửa.

Vingroup cũng có kế hoạch mở 400 trung tâm mua sắm vào cuối năm 2019, cũng như các cửa hàng thiết bị gia dụng. Công ty đặt mục tiêu tăng doanh số bán lẻ như là một phần của tổng doanh thu từ 20% lên 50% trong vòng một vài năm, ông Vượng được dẫn lời.

Hiện tại các nhà bán lẻ địa trong nước cũng muốn cạnh tranh với những doanh nghiệp mới như Tập đoàn Vingroup. Bác Tôm, một chuỗi cửa hàng chuyên về các loại nông sản sạch, đang cố gắng khai thác người tiêu dùng trung lưu là nhóm quan tâm nhiều về an toàn thực phẩm.

Với mạng lưới khoảng 200 cơ sở nông nghiệp cung cấp cho 27 cửa hàng, siêu thị của Bác Tôm đang thu hút khách hàng thường mua sắm tại các chợ thực phẩm truyền thống.

Một vấn đề là mạng lưới logistics vẫn còn kém phát triển tại Việt Nam. Đường phố chật hẹp đầy xe máy khiến tắc đường là chuyện thường ngày.

Phân phối vẫn không hiệu quả, và giao hàng đồ ướp lạnh hoặc tủ mát là chưa có. Các hãng bán lẻ nước ngoài có công nghệ và năng lực để đối phó với cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề như vậy, và đó là điểm mạnh tạo thách thức cho các hãng bán lẻ trong nước mới thâm nhập thị trường, bài viết nhận định.

Hiệp định thương mại

Có hai hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đã k‎ý là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA).

Giả sử TPP được Quốc hội Mỹ thông qua, hai hiệp định này dự kiến có hiệu lực sau 2018.

Đối với EVFTA, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế.

Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế.

Ngoài ra, từ 2015 Việt Nam đã loại bỏ thuế cho 93% số dòng thuế từ các nước ASEAN, tỷ lệ này đến 2018 sẽ là 97%.

Theo nghiên cứu hồi tháng Sáu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cạnh tranh từ các nhà đầu tư TPP, EU trên thị trường bán lẻ Việt Nam có thể sẽ gay gắt hơn.

Tuy vậy, cam kết của TPP và EVFTA về mở cửa thị trường hàng hóa và thương mại điện tử cũng hứa hẹn những nguồn cung mới, “hấp dẫn và hiệu quả” cho thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới