Friday, April 19, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ cố ra oai với Triều Tiên

Mỹ cố ra oai với Triều Tiên

Báo Mỹ vừa cập nhật những bài học mà Triều Tiên cần rút ra sau hàng loạt vụ thử hạt nhân của nước này.

Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đang tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6

Sẽ có vụ thử kinh thiên động địa tiếp theo

Tờ Bloomberg trích dẫn nguồn tin hãng Yonhap News của Hà Quốc cho hay, Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 6 bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế. Vụ thử mới này đang trong giai đoạn chuẩn bị, địa điểm có thể nằm trong một đường hầm chưa từng được sử dụng, đường hầm số 3, bãi thử Punggye-ri.

Theo nguồn tin tình báo Mỹ và Hàn Quốc, thời điểm tiến hành vụ thử thứ 6 diễn ra bất cứ lúc nào ngay sau vụ thử thứ 5 diễn ra hôm 9-9 tại đường hầm số 2.

Triều Tiên tuyên bố đã đạt được khả năng gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo. Có sức công phá 20 đến 30 kiloton, lớn hơn cả quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II.

Thậm chí, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên còn đưa tin, lệnh trừng phạt do Tổng thống Mỹ Barack Obama đang áp đặt với Triều Tiên quả là nực cười.

Triều Tiên còn cho những rằng vụ thử được thực hiện gần đây là nhằm tăng cường sức mạnh hạt nhân quốc gia, cả về số lượng lẫn chất lượng, để bảo vệ quyền sống cho người dân Triều Tiên trước mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Mỹ, thậm chí còn yêu cầu Mỹ công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân.

Phản ứng về sự kiện trên, Mỹ sẽ gặp Hàn Quốc, Nhật Bản để bàn về các giải pháp, đặc biệt là đưa ra các lệnh trừng phạt chống lại tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ khuyến cáo Triều Tiên 

• Chính sách của Triều Tiên không phù hợp với bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá

Theo National Interest, Triều Tiên có thể không biến mất nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới liên kết ngày càng tăng, chính sách của Triều Tiên không phù hợp. Thực tế chế độ này không đảm bảo cho người dân có đủ lương thực, và nhiều sản phẩm khác như các dân tộc khác.

Điều này đã lỗi thời và không mang tính thực tế, bởi chính phủ quá bận mải theo đuổi chính sách phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, tạo ra một kho vũ khí đáng sợ cho toàn nhân loại.

• Gây cản trở cho việc thống nhất hai miền thuộc bán đảo Triều Tiên

Những vụ hành quyết và đào tẩu của các cán bộ cấp cao của Triều Tiên trong thời gian gần đây trở thành “khe nứt nguy hiểm”, làm cho chính quyền Triều Tiên có nguy cơ bị cuốn trôi trong cơ lốc đại hồng thủy. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc thống nhất hai miền trên bán đảo Triều Tiên, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc dần dần xa lánh Triều Tiên.

• Chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên đã thất bại

Các đời tổng thống Mỹ liên tiếp phản đối mạnh mẽ việc Triều Tiên sản xuất và sử dụng hạt nhân, thậm chí còn cho rằng Triều Tiên không được phép trở thành quốc gia hạt nhân, nhưng thực tế Triều Tiên đã phớt lờ điều này, tiếp tục làm những điều họ muốn.

Mỹ thực sự thất bại trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sản xuất vũ khí hạt nhân, thậm chí còn thất bại cả việc cô lập thay cho việc trừng phạt người dân Bắc Hàn vì những tham vọng địa chính trị độc đoán của những người đứng đầu.

• Chưa có có câu trả lời rõ ràng về hành động thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên

Gần như chắc chắn Bình Nhưỡng chưa có ý định sẵn sàng đàm phán về kho vũ khí hạt nhân của mình.

Cấm vận không có tác dụng vì không có sự hỗ trợ hoàn toàn của Trung Quốc, còn hành động quân sự thì khó bởi dễ gây ra một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai đẫm máu hơn, nguy hiểm hơn.

Thực tế, các nhà hoạch định chính sách của Washington bắt đầu hạn chế đưa ra các báo cáo sau mỗi lần Triều Tiên thử tên lửa hạt nhân mới.

• Trung Quốc không ủng hộ phương Tây

Đương nhiên, cứ mỗi lần Triều Tiên thử tên lửa mới, Bắc Kinh lại lên án. Thực tế, sau khi Hàn Quốc triển khai các hệ thống chống tên lửa THAAD đã làm cho Trung Quốc tức giận hơn. Bằng chứng, các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc đã kêu gọi “tất cả các bên” không nên “đổ thêm dầu vào lửa”.

Tại thời điểm hiện tại Trung Quốc lo ngại nguy cơ sụp đổ của Bắc Triều Tiên hơn là vũ khí hạt nhân của nước này. Trừ khi Washington có thể giải quyết các mối quan tâm của Trung Quốc, còn không Bắc Kinh sẽ vẫn chống lưng cho Triều Tiên để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

• Một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân không có nghĩa là có chiến tranh

Không một quốc gia nào muốn Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân, nhưng việc Triều Tiên muốn làm điều này để đạt nhiều mục tiêu khác mà họ muốn.

Ví dụ, bảo vệ chống lại liên minh gồm các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, và chống lại sự tấn công của các nước lớn, nhất là Mỹ. Bài học này Triều Tiên đã rút ra từ trường hợp ở Libya. Theo đó, Mỹ đã không tôn trọng thỏa thuận sau khi quốc gia này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

• Mỹ có nhiều lợi ích hơn so với các đồng minh ở Đông Bắc Á

Về mặt địa lý, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước ở phương bắc mà Mỹ phải quan tâm nhiều hơn. Vả lại, Triều Tiên còn phải đối phó cả với Seoul lẫn Tokyo nên sự tham gia của Mỹ ở khu vực hoàn toàn là tự nguyện.

Quan hệ hữu hảo về kinh tế, văn hóa, và các cá nhân giữa Hàn Quốc với Mỹ tuy không chuyển thành lợi ích an ninh nhưng hơn 60 mươi năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc và sau hơn một phần tư thế kỷ Chiến tranh Lạnh kết thúc, bảo lãnh quân sự của Washington đối với Hàn Quốc là bằng chứng giúp cho phúc lợi của người Hàn Quốc tăng nhanh, điều này còn lớn hơn cả việc bảo vệ quốc phòng của Mỹ.

• Hành động của Bình Nhưỡng làm tăng chi phí quân sự của Mỹ giúp Hàn Quốc

Một khi Hàn Quốc có đủ năng lực để giữ an ninh, Washington cần phải rút các đơn vị đồn trú về nước. Không có lý do gì để Mỹ duy trì nhân viên quân sự để bảo vệ một quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao gấp 40 lần và có dân số gấp đôi người anh em miền Bắc chỉ vì sự thù địch hạt nhân.

• Bất cứ ai trở thành tổng thống Mỹ đều phải có trách nhiệm thay đổi lại thế cờ

Chính quyền Tổng thống Obama từ chối nói chuyện với Triều Tiên trừ khi Triều Tiên có thiện chí giải trừ vũ khí hạt nhân được chứng minh bằng các việc làm cụ thể. Washington cần phải có các kênh truyền thông mở, công khai.

Trong khi mong đợi không nhiều, thì chính Bắc Triều Tiên cũng cần nhượng bộ để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, một trong những ưu tiên hàng đầu để giải quyêt nạn đói kém cho người dân trong nước. Một cách tiếp cận như vậy ít ra cũng sẽ làm tăng khả năng tăng áp lực của Trung Quốc đối với Triều Tiên.

RELATED ARTICLES

Tin mới