Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThời điểm Nga cần nối lại quan hệ với Cuba

Thời điểm Nga cần nối lại quan hệ với Cuba

Giới truyền thông cho biết, mới đây nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro đã gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin lời đề nghị xem xét vấn đề ổn định nguồn cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm xăng dầu cho đảo quốc này với sự ưu đãi nhất định về giá.


 

Khi đưa ra lời đề nghị này, Chủ tịch Cuba không giấu giếm lý do: Hiện nay đảo quốc đang gặp khó khăn về nhiên liệu do nguồn cung từ Venezuela gặp phải những trở ngại khá phức tạp. Vấn đề ở chỗ quốc gia láng giềng Mỹ Latinh, đất nước Venezuela anh em tuy có dư tiềm năng xuất khẩu dầu nhưng do dầu nước này là dầu nặng và siêu nặng, cộng với giá thành khai thác quá cao (so với giá dầu trên thị trường thế giới hiện nay) nên ảnh hưởng không nhỏ đến giá xuất khẩu sang Cuba.

Trong bối cảnh giá dầu thế giới quá thấp như hiện nay, việc khai thác dầu mỏ ở Venezuela buộc phải ngưng trệ vì không có lãi, thậm chí có thể lỗ. Thêm vào đó, tình hình nội bộ của Venezuela cũng đang vô cùng bất ổn, ảnh hưởng nặng đến lĩnh vực khai thác và kinh doanh dầu mỏ. Trong mấy tháng vừa qua, lượng dầu Venezuela cung cấp cho Cuba đã sụt giảm 20%. Theo dự báo, tình hình sắp tới sẽ xấu hơn nữa và chỉ số (sụt giảm) này sẽ còn tăng cao.

Có một điều đáng chú ý là Raul Castro lại cầu cạnh đến Nga mà không phải là Mỹ, một quốc gia đang hãnh diện về khả năng khai thác dầu đá phiến với giá thành khá rẻ. Rõ ràng, việc tái lập quan hệ chính thức giữa Cuba với Hoa Kỳ mà Tổng thống Barack Obama đã đặt vấn đề từ năm 2014, vẫn chưa thực sự đơm hoa kết trái.

Biểu hiện ở khía cạnh này là chuyến thăm của ông Obama tới Cuba – lần đầu tiên sau 88 năm, một tổng thống Mỹ đến đảo quốc này. Tuy nhiên, chẳng có thỏa thuận nào được ký kết và sau chuyến đi, Obama chỉ mang về Mỹ rất nhiều ảnh từ Cuba, đặc biệt đáng chú ý nhất là hình ảnh ông định vỗ tay thân mật trên vai Raul Castro nhưng đã bị nhà lãnh đạo Cuba ngăn lại.

Nước Nga phải hành xử ra sao?

Giúp đỡ là cần thiết, nhưng với những điều kiện gì?

Về nguyên tắc, Cuba có dầu và khí riêng của mình. Theo số liệu năm 2010, trữ lượng dầu của nước này là 178,9 thùng dầu và 70,9 tỉ m3 khí, nhưng cần phải khai thác và chế biến, mà việc xây dựng các công trình phục vụ những công tác này đã bị ngừng lại sau khi Liên Xô tan rã. Trước năm 1990, Cuba là nước nhập khẩu lớn nhất dầu thô của Liên Xô, nhưng việc giao hàng được thực hiện theo “tam giác dầu”: Venezuela cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm dầu cho Cuba, Cuba sẽ chế biến dầu trong các nhà máy lọc dầu nặng do Liên Xô xây dựng và Liên Xô sẽ cung cấp dầu cho Đông Âu với cùng một khối lượng tương đương. Với phương thức này, việc cung cấp khoảng 1 triệu tấn dầu mỗi năm đã cho phép Liên Xô tiết kiệm khoảng 200 triệu USD mỗi năm cho công tác vận chuyển (Venezuela cũng vậy) và Cuba nhận được dầu giảm giá. Cả ba bên đều có lợi. Nhưng vì lý do kinh tế, việc phục hồi phương thức này hiện nay là điều không thể.

Việc giao hàng dầu trực tiếp từ Nga rõ ràng là không hợp lý. Vì vậy, để giúp Cuba thì sẽ phải bán dầu mua ở gần đảo quốc này (cụ thể là mua của Mỹ) và phải chịu thiệt. Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng Sergey Pikin đã chỉ ra chính xác động cơ chính trị về một tình huống như vậy:

“Rõ ràng, đây là sự trợ giúp tài chính thuần túy cho Cuba. Vì vậy, giải pháp là chính trị. Thực hiện việc này có thể sẽ là Rosneft hoặc Zarubezhneft, hiện đang hoạt động tại Cuba, và họ cần có được một số ưu đãi”.

Người Cuba cũng có thể mua dầu của Mỹ, nhưng vì lý do chính trị, họ đã không thực hiện việc này; Nga nên giúp Cuba tránh sức ép của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ, theo Pikin.

Ví dụ này cho thấy rõ những lợi ích của việc quản lý nhà nước đối với nền kinh tế: các công ty tư nhân không bao giờ muốn hoạt động thua lỗ, nhưng nếu doanh nghiệp do nhà nước điều hành thì các khoản lỗ có thể dễ dàng bù đắp bởi lợi nhuận của các công ty khác, không liên quan trực tiếp đến công ty bị lỗ, nhưng gián tiếp phục vụ các giải pháp của một vấn đề.

Nga cần giúp Cuba, đó là điều dễ hiểu. Phó giám đốc Quỹ An ninh năng lượng quốc gia Nga Pasechkin phát biểu:

“Chúng ta không thể làm ngơ trước đề nghị này của Cuba, vốn đang khan hiếm năng lượng. Nếu không cung cấp dầu cho Cuba với giá ưu đãi thì sẽ khó hợp tác với những đối tác khác có quan hệ tốt với Cuba”.

Vì vậy, lời chúc mừng của Putin nhân sinh nhật Fidel Castro, rằng quan hệ giữa Nga và Cuba “sẽ tiếp tục phát triển có hiệu quả, góp phần vào việc tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực” cần được chứng minh trong tương lai gần.

Vì sao cần giúp Cuba?

Cuba – quốc gia duy nhất đã không phản bội Nga, cũng không rời bỏ chủ nghĩa xã hội. Hãy nhớ lại những lời cay đắng của Fidel hồi năm 2002:

“Nga, một đồng minh của Mỹ, đã phá vỡ tất cả các thỏa thuận và phản bội Cuba. Tôi không thể nói khác, mặc dù không có ý định buộc tội bất cứ nhà lãnh đạo nào nói riêng. Đây là kết quả của những sai lầm và thất bại trong cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại chủ nghĩa tư bản phương Tây, đứng đầu là đế quốc Mỹ”.

Theo các nhà phân tích Nga, khi đó Nga đã phản bội chính mình… Nhưng thông cảm không có nghĩa tha thứ. Sự phản bội là không thể chấp nhận trong tâm lý người Nga, vốn khao khát xây dựng một nền văn minh dựa trên công lý.Vì vậy, khi đã nhận ra sai lầm thì cần sửa chữa để phục hồi danh tiếng. Ngoài ra, mặc dù Nga ngày nay đã chuyển hướng hợp tác với các nước châu Á, nhưng người Nga cũng rất cần phải quan tâm và hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực Mỹ Latinh. Đó chính là việc cần làm để tái lập danh tiếng.

Nhưng đây không phải là danh tiếng của một ông chú tốt bụng, hào phóng, chuyên phân phát bánh miễn phí!

Do ngành đường củ cải yếu kém, Liên Xô từng phải nhập hàng triệu tấn đường mía từ Cuba và thanh toán bằng hợp kim nikel-cobalt. Liên Xô đã mua đường của Cuba theo giá thỏa thuận chứ không phải theo giá thị trường.

Ngày nay, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho phép lập các trạm quan trắc quân sự trên không gian vũ trụ, chứ thời thập niên 70-80 của thế kỷ trước, việc có được những trạm quan sát tại Cuba ngay sát nách nước Mỹ đã vô cùng thuận tiện cho Liên Xô, theo các nhà phân tích.

Ngày nay, nếu đồng ý hợp tác, giúp đỡ, Nga cần phải nhớ đến những mặt hàng truyền thống của Cuba, đồng thời phải giúp Cuba thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

Rất đáng tiếc, sự hợp tác trong lĩnh vực y tế với Cuba mà Liên Xô dày công xây dựng thì gần đây Nga đã tỏ ra hờ hững, bỏ mặc.

Việc phục hồi các trạm quan sát vô tuyến ở Cuba (từ thời Liên Xô) cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc đường lối của Nhà Trắng trong quan hệ với Nga dưới thời tổng thống mới của nước Mỹ. Nhưng việc sử dụng các quân cảng của Cuba thì chỉ có thể có lợi cho Nga. Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công khai ghi nhận mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hải quân hai nước. Hiện có nhiều học viên Cuba được cử sang học tập ở các học viện quân sự Nga.

Cuba sẽ là cầu nối cho Nga trong quan hệ mọi mặt với các nước Mỹ Latinh, nếu Nga đồng ý giúp đỡ đảo quốc này vượt qua cơn hoạn nạn hiện tại về năng lượng, các nhà phân tích khẳng định. Tất cả các bên đều đang nóng lòng chờ đợi một cái kết tốt đẹp.

RELATED ARTICLES

Tin mới