Tuesday, April 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiẤn Độ mua 36 máy bay Pháp để “xử lý” TQ

Ấn Độ mua 36 máy bay Pháp để “xử lý” TQ

Mua 36 máy bay Pháp với giá rẻ, Ấn Độ còn được thêm nhiều quà tặng kèm hậu hĩnh: nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, sản xuất linh kiện máy bay…

Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar và người đồng cấp Pháp Jean Yves Le Drian. Ảnh: Time of India.

Báo Times of India công bố, sau gần một thập kỷ thảo luận và thất bại, Ấn Độ và Pháp đã ký một thỏa thuận vào hôm thứ 6 để mua máy bay chiến đấu Rafale  trị giá 8,8 tỉ USD.

Thỏa thuận này được ký bởi Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar và người đồng cấp Pháp Jean Yves Le Drian. Eric Trappier, Chủ tịch Hàng không Dassault và Giám đốc điều hành, cũng có mặt trong lễ ký kết.

The Hindu của báo Ấn cho hay, thỏa thuận này được đưa ra sau 17 tháng đàm phán khó khăn kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi công bố quyết định trong tháng 4/2015 về việc mua hàng trực tiếp của các máy bay phản lực với lý do “sự cần thiết hoạt động quan trọng” của Không quân Ấn Độ (IAF): “Rafale là một máy bay mạnh và sẽ tăng cường khả năng của IAF”.

Theo vị quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ,  Hiệp định liên Chính phủ (IGA) không hạn chế bất cứ khả năng sử dụng nào của máy bay đặc biệt là khả năng mang vũ khí hạt nhân trong bối cảnh Ấn Độ chịu sức ép từ các động thái đối với Trung Quốc.

Được biết, trong hợp đồng còn có thêm điều khoản ràng buộc Pháp phải đầu tư 30% trong số 8,7 tỉ USD cho các chương trình nghiên cứu liên quan đến ngành hàng không vũ trụ quân sự Ấn Độ và 20% khác cho việc sản xuất các linh kiện máy bay Rafale ở Ấn Độ.

Trang Bloomberg dẫn lời quan chức cấp cao của hệ thống quân sự Ấn Độ cho hay, Tập đoàn Dassault sẽ bắt đầu cung cấp các máy bay trong 3 năm và tất cả các máy bay sẽ được giao trong vòng 6 năm tới.

Thương vụ mua bán lớn này được The Hindu tiết lộ, ban đầu hãng Ấn Độ ban đầu dự tính mua 126 chiếc Rafale nhưng quá trình đàm phán bị đổ vỡ. Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 4/2015″ phải can thiệp và quyết định chỉ mua 36 chiếc để giải quyết nhu cầu ngắn hạn.

Theo Times of India, nước này hiện chỉ có 33 phi đội máy bay chiến đấu và phải cần đến 44 phi đội để đối phó với Trung Quốc và Pakistan. Hơn nữa, khoảng 10 phi đội MiG-21 già nua sẽ bị cho “về hưu” vì không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn.

Máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale do hãng Dassault Aviation sản xuất, có bán kính chiến đấu 1.050 km, tốc độ tối đa 1.913 km/giờ, trần bay hơn 15.000 m. Máy bay này có thể mang theo nhiều loại vũ khí đối không, đối đất và đối hải, đặc biệt là tên lửa không đối không hiện đại tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn (BVR).

Món hời mặc cả của Ấn Độ?

Reuters dẫn nhận định của nhà phân tích quốc phòng Nitin Gokhale cho rằng Ấn Độ đã mua được máy bay chiến đấu Rafale với giá hợp lý, mặc cả từ 12 tỉ euro xuống còn 7,8 tỉ euro.

Ngoài máy bay, Ấn Độ sẽ nhận thêm các thiết bị và vũ khí, gồm tên lửa Meteor, một trong những loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới.

Theo đài NDTV, tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay và tên lửa hành trình của địch rất hiệu quả ở cách xa hơn 100 km. Hợp đồng vũ khí lần này của Ấn Độ được đánh giá là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi tại Nam Á.

Cả Pakistan và Trung Quốc, những nước có truyền thống đối địch quân sự, đều không sở hữu loại vũ khí cùng đẳng cấp.

Nhận định của ông Rahul Bedi, nhà phân tích Defence Weekly của Tạp chí quân sự Mỹ “Jane” nói: “Các quy tắc trong bản hợp đồng rất phức tạp và không rõ ràng… Chúng ta đang nói về công nghệ cao và nền công nghiệp của Ấn Độ không có đủ tinh hoa để tiếp thu các thành quả đó”.

 Ông Bedi cho rằng, hợp đồng mua bán trực tiếp các máy bay và tái đầu tư gần một nửa giá trị hợp đồng cũng như yêu cầu chuyển giao công nghệ là những yêu cầu táo bạo nhằm mục tiêu giảm sự phụ thuộc các yếu tố nước ngoài cho các thiết bị quân sự của Ấn Độ. Đây hẳn là ván bài mặc cả có lãi của Ấn Độ.

Tuy vậy, Bloomberg dẫn lời Shashank Joshi, một nhà nghiên cứu cấp cao tại United Services Institute Hoàng gia (RUSI) tại London lại cho rằng, đây vẫn là một “cái giá đắt”. Các số lượng máy bay chiến đấu Rafale sẽ được tăng lên nhưng vẫn cần phải có thời gian để Ấn Độ bắt kịp các đối thủ của mình.

“Việc mua số lượng lớn có thể giải quyết bằng cách thu hẹp con số thiết bị quân sự của Ấn Độ với các nước khác cạnh tranh nhưng vẫn đặt Ấn Độ ở thế bị động bởi khó có lợi thế về mặt nhân sự đáp ứng phù hợp với các thiết bị quân sự hiện đại”, ông Josshi cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới