Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga khoe sức mạnh với tên lửa "độc cô cầu bại"

Nga khoe sức mạnh với tên lửa “độc cô cầu bại”

Các đơn vị tên lửa thuộc Quân khu Miền Đông Nga vừa thực hiện thành công các bài tập chiến đấu với hệ thống tên lửa chiến thuật nổi tiếng Iskander-M, quyền phát ngôn viên của Quân khu Miền Đông (26/9) cho biết.

Theo Trung tá Vadim Astafyev, các bài tập phóng tên lửa đã được tiến hành như một phần của cuộc tập trận chiến thuật đang diễn ra ở vùng Kapustin Yar thuộc Khu vực Astrakhan.

“Trong giai đoạn diễn tập thực tế, các đơn vị tên lửa đã tiến hành tập phóng hai tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M từ một bệ phóng và chúng đã bắn trúng mục tiêu giả định là một nhóm phương tiện bọc thép”, ông Astafyev cho hay.

Cuộc tập trận chiến thuật lần này là bước thử nghiệm cuối cùng cho lực lượng binh sĩ trước khi họ hành quân đến Lãnh thổ Primorsky thuộc vùng Viễn Đông Nga vào tháng 11 tới.

Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tối tân của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn. Loại vũ khí này bắt đầu được đưa vào biên chế của quân đội Nga từ năm 2006.

Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.

Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa “vô đối”, không thể đánh chặn.

Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh) và tầm bắn lên tới gần 500km. Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào.

Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008. Khi đó, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.

Iskander là một trong những bảo bối vũ khí khí mà Nga lên kế hoạch triển khai nhằm đối phó với một NATO đang tiến ngày một sát đến biên giới nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới