Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ “lờ” TQ dỡ bỏ cấm vận Myanmar

Mỹ “lờ” TQ dỡ bỏ cấm vận Myanmar

Nikkei Asian Review ngày 9/10 đưa tin, Washington đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt còn lại đối với Myanmar.

Tổng thống Mỹ Barak Obama tiếp Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà trắng. Ảnh: AP

Myanmar sẽ là một Singapore thứ 2

Nikkei Asian Review đưa tin, ngày 8/10 Tổng thống Mỹ Barak Obama đã ký sắc lệnh bãi bỏ các biện pháp trừng phạt còn lại với Myanmar, vốn đã được áp dụng từ năm 1997. Theo đó khoảng 100 công ty và cá nhân Myanmar vốn bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt đã có thể bắt đầu kết nối hợp tác làm ăn với các Tập đoàn của Hoa Kỳ.

Hành động này là tiếp sau cam kết của Tổng thống Mỹ Obama với bà Aung San Suu Kyi trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 9/2016. Đây được xem là Washington hỗ trợ việc thay đổi chiến thuật của bà Aung San Suu Kyi trong bối cảnh chính trị hiện nay tại Myanmar. Qua động thái này từ Washington, bà Aung San Suu Kyi sẽ nhận được nhiều hơn sự hợp tác của quân đội.

Cho dù những hiệu ứng tích cực từ việc Washington bãi bỏ lệnh cấm vận với Myanmar cần phải được chứng minh qua thời gian, song điều có thể thấy ngay là những liệu pháp mang tính sách lược của Washington sẽ mang lại lợi ích cho Myanmar nhanh hơn so với lợi ích mang tầm chiến lược từ Bắc Kinh.

Kiếm lợi từ Trung Quốc, Myanmar đối mặt rủi ro

Vì Myanmar “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc nên Naypyidaw chọn kết nối và nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh gần như là tất yếu. Khi bà Aung San Suu Kyi chọn cộng đồng dân tộc là nền tảng sức mạnh quốc gia và hoà giải dân tộc là đột phá khẩu cho chiến lược phát triển Myanmar thì yếu tố Trung Quốc càng đóng vai trò quan trọng hơn với Myanmar.

Bao năm qua, mâu thuẫn sắc tộc tại Myanmar dường như đã trở thành công cụ cho Bắc Kinh khai thác lợi ích từ Myanmar. Nay bà Aung San Suu Kyi tìm cách chấm đứt mâu thuẫn sắc tộc, làm mất đi những lợi ích vốn có đó của Bắc Kinh, điều đó khiến cho Naypyidaw sẽ phải đối mặt với những khó khăn không thể tránh khỏi từ Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc hồi tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh đã trao cho Naypyidaw một món quà đặc biệt, đó là bức thư có chữ ký của đại diện ba nhóm sắc tộc nổi dậy ngoan cố, vốn được trang bị đầy đủ vũ khí và có quan hệ với Trung Quốc, tuyên bố ý định tham gia hội nghị hòa bình mà bà Aung San Suu Kyi tổ chức trong tháng 8/2016.

Trước động thái này, bình luận viên Jane Perlez của The News York Times nhận định, Bắc Kinh không vô tư với món quà ý nghĩa đó dành cho Ngoại trưởng Myanmar. Có thể hiểu rằng qua món quà đặc biệt đó Trung Nam Hải đã nhắc nhở chính quyền mới của NLD về vai trò không thiếu của Bắc Kinh trong việc tạo ổn định để phát triển đất nước Myanmar.

Dường như bà Aung San Suu Kyi đã nhận diện vấn đề theo quan điểm đó nên Naypyidaw đã chọn nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, từ thoả thuận Trung Quốc sẽ xây bệnh viện ở Yangon và Mandalay, xây cầu tại Kunlong đến việc tìm giải pháp cho dự án thủy điện Myitsone đang bị đình trệ, đều cho thấy lợi ích của Trung Quốc luôn quá lớn so với Myanmar.

Đặc biệt là, dự án “2 trong 1” – đường ống dẫn khí – dầu từ Trung Hoa đại lục đi ngang qua Myanmar đến vịnh Bengal đã được Naypyidaw chấp thuận và trong tương lai sẽ là dự án “4 trong 1”, khi thêm tuyến đường sắt và đường bộ song hành – đây được xem là đường tắt cho con đường tơ lụa mới của Tập Cận Bình, sẽ đưa Myanmar vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh.

Myanmar có lợi từ Hoa Kỳ ngay sau lệnh dỡ bỏ trừng phạt

Có thể thấy rằng, lợi ích trong quan hệ Hoa Kỳ – Myanmar bị gián đoạn là do lệnh cấm vận của Washington đối với chính quyền quân sự tại Myanmar. Khi Washington áp lệnh cấm vận thì lúc đó Myanmar đang nằm dưới chế độ quân phiệt nên lợi ích liên quan tới từng tổ chức, cá nhân.

Vỉ vậv, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ thì các doanh nghiệp, doanh nhân của Myanmar kết nối làm ăn với các đối tác nước ngoài hầu như không gặp khó khăn. Đây là điều cực kỳ quan trong với NLD và lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Bởi lẽ, đến nay đã hơn nửa năm NLD nắm giữ chính quyền, người dân Myanmar đang chờ đợi chính quyền mới sẽ mang lại lợi ích gì cho họ.

Định thức: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân luôn là thách thức lớn nhất với NLD và lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Việc đổi thay tại Myanmar sẽ không có giá trị gì nếu như cuộc sống của người dân không được nâng lên. Bởi nếu như vậy thì chính quyền mới của NLD không làm tốt hơn chính quyền quân sự trong việc cân bằng mệnh đề : quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân.

Việc Washington bãi bỏ lệnh cấm vận chẳng khác gì đã trao cho Naypyidaw một công cụ hữu hiệu để chứng minh giá trị của sự đổi thay trên đất nước Myanmar. Trong số các cá nhân được dỡ bỏ trừng phạt có Chủ tịch Steven Law của Asia World Group – một tập đoàn hùng mạnh trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Myanmar.

Giám đốc điều hành Tay Za, người đứng đầu Htoo Trading Group – một tập đoàn đầu tư đa ngành tại Myanmar, cũng được dỡ bỏ lệnh trừng phạt lần này. Cả Steven Law và Tay Za đều có quan hệ với giới quân sự và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp của Myanmar. Asia World Group và Htoo Trading Group chính là 2 đơn vị đã xây dựng thủ đô Naypyidaw.

Khi các doanh nghiệp, doanh nhân Myanmar xúc tiến khai thác lợi ích ngay sau quyết định của Tổng thống Obama bãi bỏ cấm vận, Myanmarsẽ nhanh chóng trở thành bến đậu cho những con thuyền lợi ích Mỹ và các quốc gia khác. Naypyidaw có thể tập trung vào hoà giải dân tộc để Myanmar có được ổn định – điều kiện quan trọng nhất để phát triển đất nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới