Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMổ cướp nội tạng: Sự lạm quyền vẫn tiếp diễn

Mổ cướp nội tạng: Sự lạm quyền vẫn tiếp diễn

Vợ tôi và tôi lần đầu tiên tiếp xúc với vấn đề mổ cướp nội tạng (lấy các cơ quan nội tạng từ các nạn nhân còn đang sống dù họ không nguyện ý, và giết chết nạn nhân trong tiến trình này) vào mùa hè năm 2006 khi đến thăm người bạn của chúng tôi, David Kilgour, tại Ottawa. Kilgour, cùng với các đồng nghiệp, đang thu thập nhiều chứng cứ về sự ngược đãi này – một trường hợp đặc biệt đáng chú ý nhắm vào các học viên Pháp Luân Công bởi các quan chức Cộng sản Trung Quốc

Chúng tôi thật sự kinh hoàng – ban đầu chúng tôi không tin – về sự lạm quyền được công bố, mà ban đầu nghe có vẻ giống với những câu chuyện kinh dị và khoa học viễn tưởng nhiều hơn. Khó mà tin được rằng đây lại là một thủ tục y tế thuộc dạng tiêu chuẩn được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật tay nghề cao mà đã vứt bỏ đi cam kết y đức “không gây hại là trên hết”.

Trong khi cũng có một số hỗ trợ chỉnh sửa (bản báo cáo) thứ ba, tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng sự việc kinh khủng đó đã xảy ra. Nó được tổ chức và được chỉ đạo bởi các lãnh đạo Trung Quốc nên họ không thể nói rằng họ không biết việc này. Lý luận đó là không chấp nhận được. Đơn giản là có quá nhiều ca cấy ghép hơn là chỉ từ số lượng tù nhân bị tử hình hoặc là từ số lượng hiến nội tạng tình nguyện từ những gia đình mà có người thân bị chết não.

Lý luận đó là không chấp nhận được. Đơn giản là có quá nhiều ca cấy ghép hơn là chỉ từ số lượng tù nhân bị tử hình hoặc là từ số lượng hiến nội tạng tình nguyện từ những gia đình mà có người thân bị chết não.

Các bằng chứng về sự lạm quyền khủng khiếp này đã (và vẫn còn) xác thực; bằng chứng trực tiếp thì gần như không thể có được. Không có khả năng để một nạn nhân Pháp Luân Công sống lại và phô bày ra các “lỗ trống” trên cơ thể nơi mà các cơ quan nội tạng đã bị lấy đi.

Kilgour và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện một hành động vô giá cho công lý, bằng cách đưa vụ việc thu hoạch nội tạng và sự đồng lõa của các quan chức Cộng sản Trung Quốc ra, gây nên được sự chú ý toàn cầu. Việc lạm quyền này đã và vẫn tiếp tục là một vấn đề cần được điều tra trong bản báo cáo về nhân quyền hàng năm của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Ngay cả các quan chức Bắc Kinh cũng không thể cứ thế vô tư chối bỏ những chuyện như vậy đã xảy ra, và [chối bỏ việc] các học viên Pháp Luân Công bị giết là nguồn cung cấp nội tạng đó.

Đương nhiên, họ đã chối bỏ việc đó.

Nhưng sự chú ý của toàn cầu và sự bê bối đi kèm đã buộc giới chức cấp cao trong chính quyền cộng sản phải có hành động.

Họ cấm cấy ghép nội tạng cho người nước ngoài. Và báo cáo chấm dứt việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù. Có một trận bão các bài báo yêu cầu sự cải cách.

Hơn nữa, sau một hội nghị ghép tạng quốc tế vào tháng 7 tại Hồng Kông, các quan chức Bắc Kinh tuyên bố rằng hệ thống ghép tạng hiện nay ở Trung Quốc đã đạt được chuẩn quốc tế chấp nhận.

Nhiều nhà quan sát khách quan đã thẳng thừng phủ nhận tuyên bố trên, và lý luận thêm rằng số ca cấy ghép hàng năm ở Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với con số mà các quan chức Trung Quốc công bố (60,000- 100,000 so với 10.000). Cũng không thể nghe các tuyên bố nhạt nhẽo ở bề mặt của các quan chức Trung Quốc, nếu xem xét các kỷ lục lịch sử của Bắc Kinh về tính gian dối có tổ chức.

Quan trọng hơn, là không có sự minh bạch trong hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc để cho phép việc điều tra và/hoặc xác minh các tuyên bố của Bắc Kinh.

Dù vậy, vấn đề thiết yếu vẫn chắc chắn là: làm thế nào chúng ta có thể chấm dứt sự ngược đãi. Nhiều ngàn học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và Cơ đốc giáo đã bị giết để lấy nội tạng. Nó là một sự lạm quyền tuy không giống như là hủy diệt hàng loạt ở mức độ của nó, nhưng chắc chắn là không thể chấp nhận được trong mối quan hệ đối ngoại ở thế kỷ 21. Nó cần phải được chấm dứt.

Phương pháp tiếp cận có thể là hiệu quả nhất -mặc dù lần trước đã thất bại – vẫn là cuộc thảo luận cá nhân với các quan chức cấp cao Trung Quốc. Chủ đề phân chia ranh giới được lặp đi lặp lại bởi các quốc gia có liên quan đã được sử dụng vào các chủ đề khác. Trung Quốc là một xã hội có tính tổ chức từ trên xuống dưới; cải cách đến từ sắc lệnh của chính quyền trung ương chứ không phải từ việc thuyết phục cá nhân. Việc tố cáo công khai nhiều khả năng sẽ tạo ra sự phòng vệ mạnh mẽ – cũng như những sự chối bỏ thẳng thừng.

Sẽ hiệu quả hơn nếu đưa những cá nhân lạm quyền vào các trường hợp cụ thể của vụ giết người lấy nội tạng (và đưa thưởng phạt để tạo thuận lợi cho quá trình này). Chủ tịch Tập Cận Bình được tôn sùng nhờ việc diệt trừ tham nhũng. Giết người lấy nội tạng để thu lợi cũng là một chủ đề “được đặt hàng” đến ông Tập, để ông ra tay xử lý. Việc ấy sẽ vừa mang tính phổ biến và vừa có tính chính đáng, đặc biệt là khi Trung Quốc giờ đây đang được hưởng lợi.

Người ta cũng có thể nghĩ tới một thị trường nội tạng toàn cầu để giúp giải quyết vấn đề thiếu nguồn nội tạng. Trong một thị trường như vậy, những người hiến tạng tiềm năng (hoặc thân nhân của một người sắp chết) sẽ được liệt kê cùng với thông tin chi tiết về nội tạng và giá cả dự tính. Các tình nguyện viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mối quan hệ trung thực giữa người mua và người bán.

Cuối cùng, câu trả lời có lẽ nằm ở các nội tạng được nhân bản và trồng cấy bằng công nghệ sinh học, nhưng nhiều khả năng những thứ đó sẽ chỉ có trong tương lai 50 năm nữa, trong khi cấy ghép là câu trả lời tạm thời hiện nay.

David T. Jones là một viên chức cao cấp đã về hưu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách sự nghiệp dịch vụ nước ngoài, đã xuất bản hàng trăm cuốn sách, bài báo, và ý kiến về các vấn đề song phương Hoa Kỳ-Canada và chính sách đối ngoại chung. Trong sự nghiệp hơn 30 năm, ông tập trung vào các vấn đề chính trị-quân sự, phục vụ như là cố vấn cho hai quân đội trưởng. Trong các sách của ông có quyển“Alternative North Americas: What Canada and the United States Can Learn From Each Other”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

RELATED ARTICLES

Tin mới