Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga tăng cường lực lượng rất mạnh đến Địa Trung Hải

Nga tăng cường lực lượng rất mạnh đến Địa Trung Hải

Biên đội tàu hùng mạnh của Hạm đội Biển Bắc/Nga đã lên đường đến Địa Trung Hải, hợp với Hạm đội Biển Đen tham gia chiến dịch quân sự ở Syria.

Nga tăng cường lực lượng rất mạnh đến Địa Trung Hải

Theo truyền thông Nga, vào lúc 15.00 MSK (giờ Moscow, tức 19h00 theo giờ Hà Nội) ngày 15/10, nhóm tàu chiến của Hạm đội Biển Bắc dẫn đầu bởi tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” và tuần dương hạm hạt nhân “Peter Đại đế” (Pyotr Velikiy) đã nhổ neo rời quân cảng của Hạm đội.

Thành phần biên đội bao gồm tàu sân bay động cơ thông thường mang tên “Đô đốc Kuznetsov”, tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng “Peter Đại đế”, 2 khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn Severomorsk và “Phó Đô đốc Kulakov”, cùng với một số tàu bảo đảm, hậu cần khác.

Hiện nay lực lượng của Hạm đội Biển Đen thường trực ở Địa Trung Hải có khoảng 10 tàu, dẫn đầu là tuần dương hạm Project 1164 lớp Atlant mang tên Moskva (kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen). Ngoài ra, còn có các tàu khu trục chống ngầm và tàu chiến cỡ nhỏ mang tên lửa Kalibr.

Với sự bổ sung lực lượng, Hạm đội Nga ở Địa Trung Hải đã hiện diện 1 tàu sân bay với đầy đủ tiêm kích hạm và 2 tuần dương hạm rất mạnh cùng với ít nhất 5 tàu tên lửa các loại (có cả tên lửa hành trình Kalibr) cùng vài khu trục hạm chuyên chống ngầm cỡ lớn.

Ngoài ra, rất có thể ở Địa Trung Hải sẽ có 1-2 tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Biển Bắc và vài tàu ngầm thông thường lớp Varshavyanka (Kilo) của Hạm đội Biển Đen.

Hầu như là những lực lượng tinh túy nhất của hải quân Nga đã hiện diện trên Địa Trung Hải để sẵn sàng áp đảo biên đội tàu sân bay Mỹ.

Nhìn số lượng tàu này, chỉ còn thêm 2 tuần dương hạm là Varyag (kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương) và tuần dương hạm Marshal Ustinov thuộc biên chế Hạm đội biển Bắc (đều thuộc lớp Atlant) nữa là hiện diện đủ các chiến hạm mạnh nhất của Nga.

Đây là lực lượng mạnh nhất mà Nga huy động đến Địa Trung Hải trong hơn 20 năm qua, thậm chí là trong gần nửa thế kỷ qua, chỉ kém so với thời gian cao điểm là trong cuộc chiến tranh Yom Kippur (chiến tranh Chiến tranh A Rập-Israel lần thứ 4) diễn ra vào tháng 10/1973.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang triển khai 1 biên đội tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower tham gia cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria. Tàu sân bay này đã vào Địa Trung Hải từ hồi giữa tháng 6 vừa qua để thay thế cho nhóm tàu sân bay USS Harry S. Truman trở về Mỹ.

Hiện con tàu này cùng biên đội hộ tống đều đang hiện diện ở vịnh Ba Tư (vịnh Persian).

Và khi cần có thể ngay lập tức quay sang Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải theo kênh đào Suez. Tuy nhiên, dù có hiện diện ở đây thì cả biên đội của nó đều thất thế trước cụm tàu Nga.

Hạm đội cực mạnh Nga có khả năng công-thủ toàn diện

Điểm qua thực lực của tàu chiến Nga chúng ta thấy chúng có khả năng chống hạm, phòng không, chống ngầm và tấn công mặt đất rất toàn diện.

Tên lửa hống hạm hơn hẳn tàu chiến Mỹ-NATO

Tuần dương hạm lớp Atlant (NATO định danh: Slava) được Liên Xô chế tạo với mục đích tiêu diệt các cụm tàu sân bay Mỹ, có khả năng mang các tên lửa hành trình chống hạm P-500 Bazalt, đầu đạn nặng 1000kg, với tầm phóng 550km hoặc tên lửa P-1000 Vulcan với tầm phóng 700km, đầu đạn nặng 500kg.

Còn Pyotr Velikiy là tuần dương hạm hạt nhân thuộc Project 1144 lớp Orlan (NATO định danh là Kirov). Nó là tuần dương hạm lớn nhất thế giới với khả năng công-thủ toàn diện, là phiên bản phóng đại, trang bị thêm lò phản ứng hạt nhân của tuần dương hạm lớp Atlant.

Tuần dương hạm lớp Kirov có khả năng mang tới 20 quả tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit, đầu đạn nặng 750kg, tầm phóng 625km. Còn “Đô đốc Kuznetsov” tuy là tàu sân bay nhưng cũng được vũ trang 12 tên lửa chống hạm P-700 Granit.

Lực lượng hải quân Nga ở Địa Trung Hải còn có ít nhất 3 tàu tên lửa và 1-2 tàu ngầm thông thường mang tên lửa hành trình tiên tiến nhất của Nga là hệ thống Kalibr-NK (phiên bản tàu ngầm là Kalibr-PL). Phiên bản chống hạm 3M-54T/3M-54 trên các tàu này có tầm phóng lên tới 660km, đầu đạn nặng 500kg.

Ngoài ra, tiêm kích hạm MiG-29K và máy bay trực thăng tấn công Ka-52K trên tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới nhất thuộc dòng Kh-35UE, có tầm phóng lên tới 260km, vượt trội tên lửa chống hạm Harpoon trên các máy bay Mỹ.

Như vậy, các tàu chiến và tiêm kích hạm MiG-29K, cùng với trực thăng tấn công trên hạm Ka-52K Nga giúp lực lượng hải quân Nga ở Địa Trung Hải có khả năng chống hạm rất mạnh, vượt trội biên đội tàu sân bay Mỹ.

Hệ thống phòng không dày đặc và mạnh mẽ

Tuần dương hạm lớp Atlant được trang bị hệ thống phòng không hạm S-300 Fort (S-300F), biến thể trên hạm của S-300PMU, với tầm phóng lên tới 150km. Mỗi tàu này được trang bị 64 quả tên lửa S-300 và 40 tên lửa tầm ngắn 4K33 OSA-MA, cho khả năng phòng không hạm đội rất mạnh.

Tuần dương hạm lớp Kirov là phiên bản phóng đại của lớp Atlant nên nó được trang bị tới 96 quả tên lửa S-300F, cùng với 128 tên lửa phòng không 3K95 Kinzhal và 40 tên lửa tầm ngắn 4K33 OSA-MA, tạo nên hệ thống phòng không 3 lớp không thể xuyên thủng.

Các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và các hệ thống tầm trung, tầm ngắn trên 2 tuần dương hạm Nga có sức mạnh tương đương 3 trung đoàn phòng không S-300.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng có thể tung một phần trong số 14 tiêm kích hạm thế hệ cũ Su-33 và tiêm kích hạm thế hệ mới nhất MiG-29K làm nhiệm vụ phòng không, tạo nên lá chắn phòng không hạm rất mạnh, bảo đảm át vía các máy bay chiến đấu của Mỹ-NATO.

  

Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov “Pyotr Velikiy” hiện là tàu chiến lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau tàu sân bay

Các hệ thống phòng không trên biển sẽ được sự hỗ trợ của các hệ thống S-300 VM Antey 2500 và S-400 đặt tại các căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartous (vươn ra Địa Trung Hải lần lượt là hơn 200 và gần 400km), khống chế hoàn toàn Đại Trung Hải.

Tấn công đối đất nguy hiểm, chống ngầm rất mạnh

Cùng với khả năng chống hạm của tên lửa 3M-54T và 3M-54, các hệ thống Kalibr-NK trên các tàu tên lửa Nga và Kalibr-PL trên tàu ngầm Nga cũng tiềm tàng khả năng tấn công mặt đất tầm xa tới 2500km với tên lửa 3M-14T/3M-14.

Các tên lửa hành trình Nga phóng từ Địa Trung Hải có thể tấn công hầu hết các căn cứ quân sự Mỹ-NATO trên khắp lãnh thổ châu Âu.

Nga còn diện diện ở đây ít nhất 3-4 tàu khu trục chống ngầm hạng nặng với mỗi tàu 2 trực thăng săn ngầm và hệ thống vũ khí chống ngầm mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp hạm tàu Nga có thể đối phó tốt với các tàu ngầm của Mỹ-NATO.

Nhìn chung, lực lượng hải quân Nga đến Địa Trung Hải tuy không đông (khoảng trên 10 tàu) nhưng có sức mạnh rất đáng gờm, có đủ cả khả năng phòng không, chống hạm, chống ngầm và tấn công mặt đất mạnh mẽ.

Với khả năng công-thủ toàn diện, chỉ riêng 1 tuần dương hạm lớp Slava hay Kirov của Nga cũng có thể đối phó được với 1 Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Mỹ, cả cụm tàu Nga cùng với sự hỗ trợ từ các căn cứ không quân và hải quân ở Hmeymim và Tartous ít nhất cũng có thể đương đầu với 3 biên đội tàu sân bay Mỹ.

Động thái huy động này cho thấy Nga quyết tâm bảo vệ chính quyền Assad trước đòn tấn công phủ đầu tiềm năng của Mỹ từ các máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình từ các chiến hạm trên biển.

Đồng thời nó cũng cho thấy Nga sẽ không rụt rè trong cuộc đối đầu với Mỹ ở Syria và Trung Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới