Thursday, March 28, 2024
Trang chủQuân sựSức mạnh phòng không trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam?

Sức mạnh phòng không trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam?

Việc Nga bắt đầu sản xuất loạt hệ thống phòng không Pantsir-SM sẽ tạo cơ hội cho cặp tàu Gepard thứ 3 Việt Nam tăng sức mạnh phòng không.

 

Tạp chí IHS Jane’s dẫn lời ông Vladimir Popov, Tổng giám đốc Công ty Val Shcheglvsky (một công ty con của Tập đoàn quốc phòng High-Precision Systems) cho biết, Nga sẽ sản xuất loạt hệ thống tên lửa – pháo phòng không tự hành Pantsir-SM trong năm 2018.

“Giai đoạn thiết kế đã kết thúc. Trong năm nay hoặc đầu năm tới, chúng tôi sẽ bắt đầu chế tạo phiên bản mẫu”, ông Popov cho biết. Với đạn tên lửa mới Sona-M, Pantsir-SM có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi dự kiến là 40km, tăng gấp đôi so với phiên bản trước đó.

Suc manh phong khong tren cap tau Gepard moi cua Viet Nam?
Hạ thủy cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam.

Và như vậy, việc Nga sản xuất loạt hệ thống Pantsir-SM, đặc biệt với đạn tên lửa Sona-M hứa hẹn sẽ mang lại khả năng phòng không khá mạnh cho tàu cặp tàu Gepard thứ 3 Việt Nam đang đàm phán mua, theo truyền thông Nga.

Hãng tin ARMS-TASS dẫn lời ông Alexander Denisov, Giám đốc điều hành công ty Vysokotochnye Kompleksy cho biết, hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mới của Hải quân Việt Nam có thể được trang bị đạn tên lửa phòng không mới Sona-M.

Theo ông Denisov, đây sẽ là loại tên lửa được sử dụng hiệu quả hơn nhờ được hỗ trợ bởi một radar và tram phát hiện mục tiêu mới, có các đặc điểm vợt qua các hệ thống hiện có.

“Tên lửa Sona-M đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, theo kế hoạch của chúng tôi, các bài kiểm tra sẽ được hoàn thành trong khoảng cuối năm 2016”, ông Denisov nói.

Tuy nhiên, vị giám đốc này từ chối tiết lộ chi tiết về đặc điểm kỹ chiến thuật của tên lửa Sona-M ngoài tầm bắn khoảng 40km, và tên lửa này là biến thể hiện đại hóa của đạn Sona-R hiện đang được trang bị trên các hệ thống phòng không Palma mà Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam trang bị.

Đạn tên lửa phòng không tầm gần Sona-R được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 10km và độ cao 5km. Đây là loại tên lửa cao tốc, có khả năng đạt tốc độ lên tới 900 m/s.

Ông Denisov cho biết, với những cải tiến trên hệ thống pháo/tên lửa phòng không Palma, Vysokotochnye Kompleksy hy vọng sẽ nhận được yêu cầu cung cấp từ Hải quân Nga.

“Hải quân chúng tôi đang chú trọng tới phiên bản của hệ thống Pantsir, nhưng tôi nghĩ rằng, trong tương lai Palma sẽ đáp ứng được yêu cầu của họ trên một số đặc điểm riêng biệt”, ông Denisov nói.

Ngoài ra, hệ thống Palma cũng đã được trang bị trên 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam. Theo kế hoạch, ở 2 tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam cũng sẽ nhận được thêm 2 hệ thống như vậy.

Chính vì vậy, hệ thống Palma dễ dàng cải thiện được sức mạnh nếu như được trang bị loại đạn tên lửa mới Sona-M, sau khi được thử nghiệm thành công.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới