Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNgười Nhật đòi minh bạch: Lời đắng về đầu tư Việt Nam

Người Nhật đòi minh bạch: Lời đắng về đầu tư Việt Nam

”Trước khi đầu tư vào Việt Nam thì chúng tôi không hề nghĩ là sẽ xảy ra chuyện như lần này”

Không rõ ràng

Tiếp tục thông tin về vụ việc tranh chấp phí duy tu cơ sở hạ tầng (CSHT) tại KCN Tân Đức. Công ty TNHH FKK Việt Nam, do ông Yasushi Suzuki (Nhật Bản) làm Giám đốc đã phản ánh với Đất Việt về những điểm bất hợp lý trong việc thu phí duy tu CSHT của công ty Tân Đức.

Cụ thể, Công ty Tân Đức đã kiện Công ty FKK VN ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) về việc tranh chấp phí duy tu CSHT tại KCN Tân Đức. Kết quả, ngày 29/9/2016 VIAC đã ra phán quyết và buộc Công ty FKK VN phải trả phí duy tu cùng với lãi chậm nộp theo yêu cầu của Tân Đức.

Tuy nhiên, theo Công ty FKK VN, phán quyết của VIAC có nhiều điểm bất hợp lý và trái với hướng dẫn áp dụng pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ nhất, phí duy tu CSHT được các KCN đưa ra nhằm phụ vụ lợi ích của doanh nghiệp đầu tư thứ cấp chứ không phải vì mục đích kinh doanh hay thu lợi nhuận của nhà đầu tư CSHT. Do đó, đây không phải là tranh chấp thương mại, việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của VIAC.

Thứ hai, VIAC đã căn cứ vào công văn số 350/BQLHCN-XK của Ban quản lý các KCN tỉnh Long An cho phép Công ty Tân Đức được quyền định mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên VIAC đã phớt lờ việc Ban quản lý đề cập đến việc thu phí duy tu phải được nêu rõ trong các hợp đồng, văn bản thỏa thuận có tính pháp lý giữa KCN Tân Đức và các doanh nghiệp thứ cấp. Trong khi đó, hai bên chưa ký kết văn bản pháp lý nào quy định mức phí duy tu cùng các cơ chế rõ ràng về việc thu phí của Công ty Tân Đức.

Thứ ba, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Ban quản lý các KCN tỉnh Long An đã đề nghị đơn vị này yêu cầu Công ty Tân Đức đăng ký khung phí sử dụng hạ tầng trên cơ sở phù hợp với mặt bằng chung của khu vực. Đồng thời, yêu cầu Công ty Tân Đức đạt được sự thống nhất về mức phí duy tu CSHT với các doanh nghiệp. Về việc này, Tân Đức chưa đạt được một sự thỏa thuận nào.

Dù chưa có thỏa thuận nào trong việc thu phí nhưng VIAC đã cho rằng việc thu lãi chậm là hợp lý. Đây là một điểm nghi vấn tiếp theo mà Công ty FKK VN yêu cầu làm rõ.

Hiện tại, Công ty Tân Đức đã gửi bản Phụ lục Hợp đồng về việc thu phí duy tu đến các doanh nghiệp trong KCN Tân Đức nhưng nội dung rất bất lợi cho các doanh nghiệp thứ cấp.

Ngoài ra, tiền nước tại KCN Tân Đức do Công ty ITA cấp. Trong khi đó bản thân ITA đã bị thua kiện ở phiên tòa phúc thẩm và bị buộc trả lại tiền nước cho Doanh nghiệp theo quy định. Thế nhưng, hiện tại ITA vẫn gửi đề nghị truy thu tiền nước theo mức giá 14.000 đ/m3 và chưa có thông tin gì về việc bồi hoàn tiền nước.

Không lý giải được…

Trước sự thiếu minh bạch trong việc thu phí duy tu của Công ty Tân Đức, ông Yasushi Suzuki chia sẻ rằng:

”Đối với sự việc lần này mà nói, với cách nghĩ thông thường ở Nhật  thì không thể nào mà tưởng tượng được. Dẫu biết rằng giữa Việt Nam và Nhật có sự khác biệt nhưng đặt trong cách nghĩ thông thường thì không thể nào lý giải nổi. Bản thân tôi cảm thấy rất phẫn uất về điều này.

Thật sự trước khi đầu tư vào Việt Nam thì chúng tôi không hề nghĩ là sẽ xảy ra chuyện như thế này. Nếu biết trước được những việc tương tự như lần này xảy ra thì có lẽ chúng tôi đã không có dự định đầu tư vào Việt Nam.”

Bản thân ông Suzuki cho rằng, Công ty quản lý khu công nghiệp Tân Đức có vấn đề. Tuy nhiên, người Nhật không thể lãng phí những gì mình đã đầu tư cho nên vẫn sẽ tiếp tục duy trì công ty tại Việt Nam.

”Vì chúng tôi rất mong muốn có một kết quả mà tất cả chấp nhận được cho nên chúng tôi đã quyết định nhờ đến sự phán xét của tòa án.” ông Suzuki nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới