Tuesday, April 16, 2024
Trang chủĐiểm tinNga giúp Ấn Độ tăng sức mạnh để kiềm chế TQ

Nga giúp Ấn Độ tăng sức mạnh để kiềm chế TQ

Tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) dẫn tin của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, Tổng thống Nga đã đạt nhiều thỏa thuận về hợp tác quân sự với Ấn Độ.

Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos theo phương thẳng đứng hồi tháng 3/2010. (Ảnh: Tencent).

Ngày 21/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS tại Goa hôm 15-16/10 và ký kết thỏa thuận cho thuê nêu trên, với giá trị giao dịch gần 2 tỉ USD.

Cùng với hợp đồng bán cho Ấn Độ 4 tàu hộ vệ viễn dương, quy mô thương mại quân sự giữa 2 nước có thể lên tới 3 tỉ USD.

Nga giúp Ấn Độ tăng sức mạnh quân sự

VOA cho hay, tàu ngầm hạt nhân thứ hai mà Nga cho Ấn Độ thuê hiện đang phục vụ trong quân đội Nga. Một xưởng đóng tàu hải quân ở miền Bắc nước Nga sẽ nâng cấp và thay đổi kết cấu theo yêu cầu của New Delhi. Sau khi hết hạn thuê, Ấn Độ có thể mua lại chiếc tàu này.

2 tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga sẽ được Hải quân Ấn Độ sử dụng chủ yếu để giám sát các tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động ngày càng công khai và thường xuyên ở khu vực Ấn Độ Dương.

Tổng thống Putin cũng tiết lộ trong chuyến thăm Ấn Độ rằng Moscow sẽ tiếp tục hợp tác với New Delhi để nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đồng thời gia tăng hợp tác nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình BrahMos, có thể lắp đặt trên các tàu ngầm, tàu hộ vệ và máy bay quân sự mà Ấn Độ thuê/mua từ Nga.

Từ cuối tháng 9, Ấn Độ bắt đầu triển khai số lượng lớn BrahMos đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Đồng thời, Lữ đoàn tên lửa Iskander mới nhất được Nga bố trí cách đây không lâu tại Primorsky, khu vực giáp Trung Quốc và Triều Tiên.

Nga-Ấn tập trận gần biên giới Trung Quốc

VOA đưa tin, cách đây khoảng 1 tháng quân đội Nga và Ấn Độ đã tổ chức tập trận chung ở khu vực biên giới Nga-Trung, với sự tham gia của 500 quân nhân và các vũ khí tấn công như xe tăng, pháo… Địa điểm tập trận chỉ cách Trung Quốc vài chục km.

Ông Alexander Khramchikhin, giám đốc Viện Khoa học Chính trị và Phân tích Quân sự Nga, cho rằng hoạt động tập trận Nga-Ấn không mang quá nhiều thông điệp và không thể xem là nhằm vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, thông cáo về cuộc tập trận cũng không đề cập chi tiết “không nhằm vào nước thứ ba”.

Ở một diễn biến khác, sự lo ngại của Bắc Kinh đối với hai láng giềng cũng gia tăng khi ông Putin đạt thỏa thuận bán S-400 cho Ấn Độ.

Ấn Độ trở thành quốc gia thứ hai sau Trung Quốc mua được hệ thống tên lửa này của Nga. Truyền thông Nga nhận định, sau khi S-400 được trang bị cho quân đội Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan sẽ hết sức bất an.

RELATED ARTICLES

Tin mới