Thursday, March 28, 2024
Trang chủĐàm luậnViệt Nam – Con hổ Châu Á đang trỗi dậy (Phần 2)

Việt Nam – Con hổ Châu Á đang trỗi dậy (Phần 2)

Trong khi liên kết văn hóa và kinh tế giữa hai quốc gia này có thời gian từ thế kỷ thứ 2 thì những lợi ích chính trị chung lại chi phối liên kết hiện nay. “Chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ, được kết nối với hợp tác kinh tế đã đánh dánh một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Ấn Độ – Việt Nam.

Từ khoảng đầu thế kỷ, thương mại song phương giữa hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng ôn định, vượt qua mốc 1 tỷ USD trong năm 2005 – 2006; đây là một thành tựu lớn xét trong bối cảnh một thập niên trước đó, tổng lượng thương mại giữa hai nước chỉ là một con số ít ỏi 103 triệu USD. Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, khối lượng thương mại giữa hai nước đã vượt 8 tỷ USD trong tài khóa 2013 – 2014, đến năm 2015 đã đạt mục tiêu 7 tỷ USD trước thời hạn.

Việt Nam có trữ lượng khoảng 600 triệu thùng dầu đã được kiểm chứng. Nước này là một quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn ở Đông Nam Á nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng của mình thông qua nhập khẩu. Những gì nước này thiếu trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật liên quan tới thăm dò dầu và các nhà máy lọc dầu hiện đang được Ấn Độ cung cấp, phần nhiều trong số này khiến Trung Quốc bực mình; đổi lại, Ấn Độ sẽ nhận được một phần lượng dầu được chiết xuất và sản xuất. Có những cơ hội khác trong giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp và các lĩnh vực quốc phòng, trong đó Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ, thông qua cơ sở mối quan hệ rộng khắp với Việt Nam.

Quốc phòng là một lĩnh vực khác trong mối quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam. Ngoài các chuyến thăm thiện chí ngoại giao của các tàu hải quân Ấn Độ, Ấn Độ cũng đã được tham gia vào công tác xây dựng năng lực cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. Các lĩnh vực trọng tâm là huấn luyện, sửa chữa và hỗ trợ bảo trì, trao đổi các chuyến thăm giữa các cơ quan tham mưu và các chuyến thăm viếng học tập giữa quân đội hai nước.

Trong khi các mối quan hệ kinh tế sâu rộng đã được thành lập vào năm 1992 thì “Chính sách Hướng Đông” hiện nay đã chuyển sang hợp tác quân sự song phương nữa, ngoài các lĩnh vực khác; điều này bao gồm việc bán thiết bị quân sự và các cuộc tập trận hải quân chung. Ấn Độ hiện đã mở rộng hạn mức tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam, qua đó cho phép nước này mua thiết bị quốc phòng từ New Delhil; Ấn Độ đang bán bốn tàu tuần tra lớn và Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới việc mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Việt Nam có thể là bước đệm tốt để kiềm chế Trung Quốc ở biển Hoa Nam (Biển Đông) nếu Ấn Độ sử dụng tốt các lá bài của mình. Trong quá trình tăng cường quan hệ với các quốc gia láng giềng, Ấn Độ đã công nhận giá trị chiến lược mà Việt Nam có và không còn e dè tuyên bố những mong muốn của mình trong việc đóng một vai trò tích cực trong lĩnh vực chính trị và an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để có thể đạt được những mong muốn của mình bằng sự khéo léo chiến lược, Ấn Độ nên thể hiện tính kiên định trong ý chí chính trị, hiện đại hóa quân sự một cách nhất quán và có một nền kinh tế khu vực đang phát triển.

Trong bài toán an ninh đang tiến triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là một đất nước quan trọng để duy trì sự hiện diện cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực. Dưới thời chính phủ hiện nay, một sự trưởng thành mới trong chiến lược châu Á của Ấn Độ đã có sự tham gia ở cấp cao và mang tính chuyên sâu với Việt Nam.

Tuy nhiên, sự lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng lãnh thổ và công khai coi thường các chuẩn mực quốc tế khiến cho Ấn Độ và Việt Nam phải cải thiện quan hệ của mình. Cả hai nước đều có thể làm nhiều hơn nữa để tăng cường hợp tác ngoại giao và quân sự mạnh hơn nữa, cùng với việc thúc đẩy chính sách thương mại và đầu tư năng động trong các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, dược phẩm, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt.

Điều vô cùng quan trọng đối với Ấn Độ là phải hiểu rõ được chính sách của Việt Nam để có được một vai trò can dự thực sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới