Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu Anh có ở lại EU?

Liệu Anh có ở lại EU?

Ngay cả khi Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua cuộc ly hôn với EU, Chính phủ Theresa May vẫn còn đường để chữa cháy.

Tòa án Tối cao Anh hôm 3/11 đã ra phán quyết rằng Quốc hội nước này phải bỏ phiếu để xem xét có hay không bắt đầu tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit.

Điều này có nghĩa Chính phủ của bà Theresa May không được toàn quyền khởi động tiến trình Brexit mà phải đợi kết quả bỏ phiếu một lần nữa ở Quốc hội Anh.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là 3 thẩm phán cấp cao của Tòa án tối cao Anh nói rằng Chính phủ không có quyền hạn để kích hoạt Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon nhưng Tòa cho phép Chính phủ Anh kháng phán quyết này.

Phán quyết nước đôi này cho thấy Quốc hội Anh sẽ là cơ quan quyền lực nhất thông qua việc nước này có tiếp nối quá trình tách khỏi liên minh hay không. Đồng nghĩa với việc bà Theresa May sẽ phải đợi một cuộc bỏ phiếu nữa ở Quốc hội hoặc có thể kháng cáo các phán quyết của tòa nhằm đơn phương kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon nhằm thúc đẩy tiến trình li tách này.

Nhiều khả năng Chính phủ Anh sẽ kháng cáo phán quyết của Tòa án Tối cao Anh.

“Anh bỏ phiếu rời khỏi EU dựa trên một cuộc trưng cầu do Quốc hội phê chuẩn. Chính phủ sẽ quyết tâm tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu đó” – một phát ngôn viên Chính phủ Anh nói với đài CNN.

Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc tòa án đang “cố gắng giết chết tiến trình Brexit bằng cách trì hoãn nó”.

“Họ không muốn Brexit đi đúng hướng. Họ đang xúc phạm sự hiểu biết của người dân Anh” – bà May nói.

Anh khoi dong tien trinh o lai EU!

Bà Theresa May cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý là của Quốc hội thực hiện nên đòi thông qua Quốc hội là xúc phạm sự hiểu biết của người dân Anh.

Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho biết Chính phủ Anh sẽ phải đợi kháng cáo trước khi có thể tiến hành các kế hoạch kích hoạt Điều khoản 50 nhằm rời khỏi EU.

Theo kế hoạch, cuối tháng 3/2017, Anh sẽ kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để khởi động tiến trình đàm phán với các nước thành viên EU, dự kiến kéo dài 2 năm để có thể hoàn toàn rời khỏi khối.

Trưởng Công tố viên Jeremy Wright thông báo cho Tòa án Tối cao Anh rằng một khi London kích hoạt điều khoản này, Anh sẽ không thể thay đổi quyết định rời khỏi EU.

Đài CNN nhận định phán quyết của Tòa án Tối cao là một thất bại đối với chính quyền London. Tiến trình Brexit có thể bị chậm lại vì chính phủ phải đề xuất một dự luật để Quốc hội thông qua. Với khả năng nó sẽ được chỉnh sửa nhiều lần, thời gian biểu đề ra nói trên của bà May rất khó khả năng thành hiện thực.

Hiện nay đã xuất hiện phỏng đoán vụ việc có thể được đưa ra Tòa án Công lý châu Âu (ECJ).

Phán quyết của Tòa án Tối cao Anh đang khiến những người ủng hộ Brexit lo lắng.

BBC dẫn lời lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn thúc giục chính phủ “trình ngay các điều khoản thỏa thuận lên Quốc hội”, nhấn mạnh rằng “tất cả phải được thực hiện minh bạch, đáng tin cậy trước Quốc hội về các điều khoản Brexit”.

Trong khi đó, lãnh đạo đảng UKIP Nigel Farage – một trong những nhân vật góp công lớn trong phe Brexit, nói rằng ông đang lo sợ “sự phản bội” từ 51,9% số cử tri đã bỏ phiếu rời EU trước đây, đồng thời lo ngại rằng sẽ có một tình trạng “nửa Brexit”.

RELATED ARTICLES

Tin mới