Saturday, September 7, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiỨng cử viên nào thắng cử thì có lợi hơn cho ASEAN?

Ứng cử viên nào thắng cử thì có lợi hơn cho ASEAN?

Trump hung hăng nhưng lại dễ đối phó, còn Hillary thân thiện nhưng lại rất khó lường. Phải chăng Trump bước vào Toà Bạch Ốc thì ASEAN sẽ có lợi hơn?

“Tổng thống Donald Trump” hay “Tổng thống Hillary Clinton” sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho ASEAN? Ảnh : Internet

Chỉ còn hơn chục tiếng đồng hồ nữa là có thể biết tên vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ – người được xem là có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Vì vậy bầu cử Tổng thống Mỹ là một sự kiện chính trị quan trọng không chỉ tại nước Mỹ mà cả đối với phần còn lại của thế giới.

Khi một tân Tổng thống Mỹ bước vào Toàn Bạch Ốc thì quan hệ giữa nước Mỹ với các quốc gia trên thế giới ít nhiều đều có sự thay đổi, cho dù có được định hình lại hay không. Vậy quan hệ Mỹ – ASEAN sẽ tốt hơn khi ông Donald Trump hay Hillary Clinton thắng cử?

Quan hệ Mỹ – ASEAN ngày càng trở nên quan trọng hơn với chiến lược đối ngoại của Washington, đặc biệt là với chiến lược xoay trục mới về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Song trong bối cảnh nước Mỹ đang “thêm đối tác mới, mất đồng minh cũ” tại khu vực Đông Nam Á thì dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đều chịu sức ép rất lớn trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ – ASEAN. 

Cho đến giờ phút này câu hỏi : ai trong hai ứng cử viên : Donald Trump đại diện cho đảng Cộng hoà và Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân chủ, ai thắng cử thì có lợi cho quan hệ Mỹ – ASEAN trong nhiệm kỳ 45 của Tổng thống Mỹ, chưa thể có câu trả lời chuẩn xác.

Có lẽ cảm nhận chung của nhiều người dân ASEAN hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Mỹ – ASEAN là đặt niềm tin vào bà Hillary Clinton. Tuy nhiên, cảm nhận là một vấn đề mang tính cảm xúc, còn thực sự điều đó có lợi cho ASEAN hay không thì phải tìm ra cơ sở chứng minh cho điều ấy.

CNN ngày 6/4 đã lý giải cho việc tại sao Bắc Kinh lại có vẻ ủng hộ ông Trump hơn bà Hillary, trong khi trừng phạt Trung Quốc là một điểm chính trong chương trình tranh cử của vị tỷ phú bất động sản cũng như trong chương trình hành động của “chính phủ Trump tương lai”.

“Trung Quốc như là một cái túi đấm yêu thích của Trump, nhưng việc vị tỉ phú này chế giễu Bắc Kinh không khiến họ cảm thấy ngán ngại so với Hillary. Bởi lẽ, chính sách không chỉ đơn giản là những lời nói, những phép đếm. Do vậy, Trung Quốc cực kỳ dễ đối phó với nhà lãnh đạo có cái tôi lớn, người theo chủ nghĩa vị kỷ, thích được tâng bốc và ve vãn”, CNN viết.

Đây là một lời lý giải rất đáng đáng suy ngẫm cho việc nhận định Trump hay Hillary thắng cử thì có lợi cho ASEAN. Cho dù quan hệ Mỹ – ASEAN và quan hệ Mỹ -Trung rất khác nhau về tính chất, song nếu đặt trong một mối quan hệ quốc tế song phương thì bản chất không có gì khác nhau cả.

Đặc biệt, khi Trung Quốc bị Trump “chỉ mặt gọi tên” là quốc gia cướp công ăn việc làm của người Mỹ và ông ta sẽ đòi lại, thì ASEAN cũng là tổ chức có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Song với một nhà kinh doanh lọc lõi thì việc Trump trừng phạt mạnh Trung Quốc hay các thực thể có thặng dư mậu dịch với Mỹ là rất khó diễn ra, nếu ông Trump thắng cử.

Bởi lẽ, nếu làm điều đó là lợi bất cập hại với lợi ích của nước Mỹ, vì thực ra thặng dư mậu dịch của Trung Quốc hay các quốc gia khác với Mỹ do chênh lệch xuất khẩu hàng già rẻ vào thị trường Mỹ có hại cho người sản xuất Mỹ, nhưng rất có lợi cho người tiêu dùng Mỹ và phần lợi luôn lớn hơn.

Điều đó cho thấy, ông Trump dù hung hăng nhưng thực ra lại rất hoà bình. Hơn nữa khi ông Trump chỉ mặt gọi tên những thiệt hại của nước Mỹ và nêu các biện pháp cụ thể sẽ được thực thi, điều đó giúp cho đối tác dễ dàng hơn trong việc tìm cách đối phó.

Trump hay Hillary thang cu thi co loi hon cho ASEAN?

Biểu đồ Top 10 quốc gia thặng dư mậu dịch với Mỹ năm 2014 bị tỷ phú Trump chỉ mặt gọi
tên là lực lượng cướp việc làm và thu nhập của người dân Mỹ. Nguồn : Bộ Thương Mại Mỹ

Ngược lại với phong cách của một nhà ngoại giao thân thiện, bà Hillary đã lấy được tình cảm của người dân nhiều nước trên thế giới, trong đó có người dân các quốc gia khu vực Đông nam Á. Tuy nhiên, với những khác biệt trong đời sống chính trị của nước Mỹ, ASEAN trong nhiều trường hợp vẫn bị “lợi bất cập hại” trong quan hệ với Mỹ. Nhất là hoạt động lập pháp tại Mỹ gần như diễn ra liên tục và dựa trên sự kiện phát sinh thực tế khiến việc đối phó rất khó khăn.

Sự nhẹ nhàng, thanh tao, dễ mến của nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chưa hẳn đã giúp ASEAN có lợi hơn trong quan hệ với Mỹ dưới thời “Tổng thống Hillary Clinton”. Những bất lợi của Mỹ trong quan hệ quốc tế chưa được bà Hillary cụ thể hoá khiến cho đối tác khó đối phó hơn so với ông Trump.

Mặc dù vậy, bà Hillary có tầm nhìn toàn cục của một chính trị gia chuyên nghiệp khác rất nhiều khả năng quản trị chuyên nghiệp của ông Trump. Và đó chính là cơ sở cho hy vọng có những trường hợp bà Hillary có thể hy sinh lợi ích Mỹ vì lợi ích toàn cục với đối tác, đồng minh.

Như vậy, với Donald Trump thì hung hăng nhưng lại dễ đối phó, còn với Hillary Clinton thì thân thiện nhưng lại rất khó lường. Phải chăng khi ông Trump bước vào Toà Bạch Ốc thì ASEAN sẽ có lợi hơn?

RELATED ARTICLES

Tin mới