Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 11/11

Bản tin Biển Đông ngày 11/11

Bản tin Biển Đông ngày 11/11/2016.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: The Wire)

1) Cuộc diễn tập quân sự của Đài Loan trên Biển Đông vì mục đích “hoà bình” có gì lạ?

Ngày 10/11, tạp chí Forbes đăng bài viết “Cuộc diễn tập quân sự của Đài Loan trên Biển Đông có gì đặc biệt?” của tác giả Ralph Jennings, cộng tác viên chuyên mục Đài Loan và Châu Á, tạp chí Forbes:

Việc Cảnh sát biển và Hải quân Đài Loan đang lên kế hoạch triển khai một cuộc tập trận trên hòn “đảo” lớn nhất trên Biển Đông cho thấy rõ ràng đây là động thái nhằm “lưu ý” các bên còn lại trong tranh chấp Biển Đông về yêu sách của mình đối với Ba Bình và làm dấy lên lo ngại trong khu vực. Tuy nhiên, một động thái “không mấy bình thường” như vậy lại có ý nghĩa nhiều hơn trong việc khẳng định hình ảnh một Đài Loan “muốn hợp tác hoà bình” thay vì “hành động hiếu chiến”. Lý do là nếu Đài Loan triển khai “hợp tác hoà bình” hoàn toàn trái ngược với hành động quân sự hoá vùng biển và đơn phương bồi đắp 1.294 héc-ta đảo, đá của Trung Quốc, các bên tranh chấp còn lại trên Biển Đông sẽ cảm thấy khó khăn khi muốn đưa ra phản đối đối với hành động này, thậm chí có thể cảm thấy “hài lòng”. Chính phủ Mỹ cũng sẽ nhanh chóng đồng tình với cuộc diễn tập này để đảm bảo sự bền vững của mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Mặc dù chưa rõ cuộc tập trận sẽ diễn ra vào thời điểm nào song theo như phát biểu trước đây, Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên bố lực lượng cảnh sát đang triển khai các hoạt động và Đài Loan sẽ xây dựng Ba Bình thành một “trung tâm cứu hộ nhân đạo” vào tháng 7.

2) Nếu Randy Forbes đứng đầu lực lượng hải quân Mỹ dưới thời Donald Trump, vấn đề Biển Đông sẽ được quan tâm

Ngày 11/11, trang Business Insider đưa tin:

Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố về việc mở rộng Hải quân tới 350 tàu trong bài phát biểu về an ninh quốc gia hồi tháng 9, nhiều khả năng ông Trump sẽ tham vấn ông Randy Forbes, Nghị sĩ Đảng Cộng Hoà thuộc bang Virginia, người được chỉ định giữ vị trí Tư lệnh Hải quân dưới chính quyền ông Trump.

Randy Forbes, cố vấn quân sự của ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua, thành viên Uỷ ban Quân vụ Hạ viện, đã khẳng định rõ ràng trên website của ông rằng ông là “một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc xây nền quốc phòng vững mạnh”. Hồi tháng 9, phát biểu trước Quốc hội, ông Forbes khẳng định “cần phải quyết tâm đối trọng với sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng và sự hiếu chiến của Trung Quốc”, ám chỉ hành động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và quân sự hoá của nước này ở Biển Đông, cũng như việc Bắc Kinh không công nhận Phán quyết Toà Trọng tài vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Ông Forbes có quan điểm ủng hộ sự hiện diện của Mỹ ở Biển ĐÔng, cũng như hiện đại hoá và mở rộng quy mô hạm đội Hải quân khi Trung Quốc cũng đang phát triển lực lượng hải quân của nước này một cách quyết liệt.

3) Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Ấn Độ, Nhật Bản tôn trọng “mối quan tâm” của các nước láng giềng

Ngày 11/11, tạp chí Times of India đưa tin:

Ngày 10/11, trong buổi họp báo với truyền thông, trước chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Nhật Bản, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngang nhiên “yêu cầu” Ấn Độ và Nhật Bản tôn trọng “những quan tâm chính đáng” của các nước láng giềng và “hy vọng hai nước này sẽ đóng góp vào hoà bình và ổn định của khu vực”. Trước đó, hồi tháng 9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích đầy phẫn nộ các báo cáo về việc Nhật Bản đang lên kế hoạch bán vũ khí cho Ấn Độ với giá rẻ và cho rằng hành động này là “đáng hổ thẹn”. Cũng trong thời điểm này, truyền thông Trung Quốc cũng ra sức cảnh cáo Ấn Độ sẽ phải “chịu tổn thất nặng nề” về thương mại song phương với Trung Quốc nếu đồng ý cùng Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Phán quyết Toà Trọng tài quốc tế giữa Philippines và Trung Quốc hồi tháng 7.

RELATED ARTICLES

Tin mới