Sunday, September 15, 2024
Trang chủĐàm luậnDonald Trump, TQ và chính sách của Mỹ ở Biển Đông

Donald Trump, TQ và chính sách của Mỹ ở Biển Đông

Trong thời gian đầu năm 2016, Chính quyền Trung Quốc ra tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã ra yêu sách đòi gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Hoạt động xây mới và cải tạo trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông vẫn tiếp diễn với dấu hiệu quân sự hóa quá rõ ràng.

Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama

đã gặp nhau tại Nhà Trắng để bàn bạc việc chuyển giao quyền lực.

Lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi một chiến dịch gây hấn, sẵn sàng nổ súng, tăng cường sự hiện diện và hoạt động quân sự trong khu vực. Sẵn sàng dùng vũ lực chiếm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines…Trên tất cả những hoạt động mang màu sắc đối đầu của Trung Quốc đang kiểm soát toàn bộ khu vực quan trọng của Biển Đông.

Từ năm 1974 đến năm 1995, Trung Quốc đổ quân xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam. Vào năm 2012, Trung Quốc tiếp tục chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines và vào năm 2014 , Trung Quốc cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Đây là dấu hiệu khởi đầu cho một chiến dịch mới bành trướng ở Biển Đông hậu phán quyết Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 theo lời đe dọa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Các nhà nghiên cứu về Trung Quốc chỉ ra rằng đây chỉ là diễn biến trong một kế hoạch chiến lược đã được tính toán từ lâu của Trung Quốc

Kể từ khi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough, một trong số 3 vị trí chiến lược của Biển Đông mà Trung Quốc đã tính toán tạo lập.

Trung Quốc còn sử dụng sức mạnh để chiếm đóng và bồi lấp giống như ở khu vực 6 nằm ở phía Tây- Bắc Trường Sa trong mấy năm qua? Thậm chí, không loại trừ phương án manh động hơn, Trung Quốc sẽ đánh chiếm một số thực thể ở Trường Sa. Điều này gây ra một phản ứng tâm lý rất tiêu cực, co cụm lại trong dư luận của các nước liên quan ở Biển Đông.

Tập Cận Bình có thể tính đến vài tháng cuối của nhiệm kỳ Obama là cơ hội để thiết lập một vùng ADIZ ở Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo ở Scarborough, đẩy nhanh quân sự hóa đảo nhân tạo hoặc động thái tương tự để nắn gân các nước trong khu vực.

Ở thời điểm này, Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực quan trọng này, đưa các tàu quần tra ra các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gặp phải sự phản đối gay gắt của Trung Quốc. Chưa kể sự thay đổi đồng minh một cách nhanh chóng của Tổng thống Philippines, nghiêng về Trung Quốc và tẩy chay đồng minh truyền thống là Mỹ.

Sự đắc cử Tổng thống mới Donald Trump đang tạo cơ hội thay đổi trật tự thế giới. Ông Trump mong muốn đạt được một thế giới hòa bình, ổn định với ít xung đột, cùng chung sống, ông sẽ đưa ra một chính sách đối ngoại mới tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ, thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, giảm nhẹ căng thẳng trên thế giới.

Donald Trump cũng sẽ xem xét lại các thất bại trong chính sách đối ngoại trước đó để có thể tạo ra những người bạn mới, xây dựng lại các liên minh cũ, và đưa các đồng minh mới vào khuôn khổ.

Donald Trump đã thể hiện rõ quan điểm về sự cần thiết tăng cường sức mạnh quân sự cho Hoa Kỳ vì ông cho rằng lịch sử cho thấy, khi nào Mỹ không chuẩn bị trước là khi đó nguy hiểm nhất và cố gắng ngăn chặn, tránh và ngăn ngừa xung đột thông qua sức mạnh quân sự.

Trung Quốc hân hoan về chiến thắng của Donald Trump vì ông đã chứng minh nền chính trị Trung Quốc vẫn là ưu việt. Đằng sau niềm vui sướng ấy, các nhà phân tích Trung Quốc hoặc các cựu ngoại giao nước này đều tự tin rằng, chính quyền Trump sẽ phải nhường lại Thái Bình Dương cho Trung Quốc, hạ cấp liên minh với Nhật, Hàn và ngừng đe dọa đánh thuế các mặt hàng Trung Quốc.

Trong quá trình tranh cử, Donald Trump đã có ý định xem lại liên minh Mỹ – Hàn, qua đó các nhà phân tích Trung Quốc đã hý hửng với viễn cảnh một cuộc né tránh của Hoa Kỳ khỏi châu Á.

Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Donald Trump lên tiếng trấn an bà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye rằng, Mỹ sẽ bảo vệ Hàn Quốc khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào từ CHDCND Triều Tiên. Ông Trump cũng đã đồng ý gặp ông Shinzo Abe tại New York trong thời gian tới, tuyên bố sẽ trang bị thêm 70 chiến hạm tiên tiến cho hải quân Mỹ tại đây.

Theo nhận định của các chuyên gia, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, nhưng việc ông có duy trì sự cứng rắn đến cùng với Trung Quốc không điều đó vẫn là một ẩn số.

Việc Donald Trump gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, vẫn có vấn đề đáng lo ngại: ông có đủ kiên nhẫn và khí chất, kinh nghiệm để xử lý tình hình trước phản ứng của Trung Quốc và liệu ông Trump có thoả hiệp với Bắc Kinh để đổi lấy lợi ích kinh tế?

Liệu Mỹ sẽ có chính sách thiên về đàm phán với Trung Quốc ở Biển Đông không? Nếu làm như thế, căng thẳng Biển Đông sẽ hạ nhiệt

RELATED ARTICLES

Tin mới