Tuesday, September 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChính sách kiềm chế Trung Quốc dưới thời tân Tổng thống Trump

Chính sách kiềm chế Trung Quốc dưới thời tân Tổng thống Trump

Chính quyền mới của Mỹ được cho là sẽ tiếp tục sử dụng các đòn bẩy kinh tế với Trung Quốc, nhưng có lẽ với hình thức khác. Trọng tâm chính sách kiềm chế Bắc Kinh dưới thời tân Tổng thống Trump sẽ là áp lực quân sự – chính trị cứng rắn.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Xét theo các bài viết và tuyên bố của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đặc biệt bài viết đăng tải gần đây trên Foreign Policy của hai cố vấn của ông về chính sách đối ngoại, có thể rút ra kết luận về kế hoạch của Tổng thống thứ 45 của Mỹ trong quan hệ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt với Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận trên trang mạng Sputnik về vector Châu Á trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau khi ông Trump vào Nhà Trắng.

“Cần phải chú ý đến việc khả năng của Donald Trump thực hiện các kế hoạch mà ông nói lên hiện nay phụ thuộc vào khả năng của ông tương tác với Quốc hội cũng như vào sự ổn định về chính trị tại Hoa Kỳ sau khi ông nhậm chức tổng thống. Thế giới bên ngoài đã đánh giá thấp ông Donald Trump như một nhà hoạt động chính trị. Vì vậy không nên lặp lại sai lầm này, chúng ta nên xem xét nghiêm túc các kế hoạch của ông trong chính sách đối ngoại” – ông Kashin nói.

Ông Trump và các cộng sự của ông hoàn toàn đồng với chính sách “xoay trục sang Châu Á” mà Barack Obama đã công bố vào năm 2012. Đường lối này phản ánh tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong nền kinh tế toàn cầu và chính trị quốc  tế, và ông Trump đồng ý với điều đó.

Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền mới sẽ xem xét lại các phương pháp mà Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thực hiện trong lĩnh vực này. Những năm gần đây ở khu vực này Mỹ đã tập trung nỗ lực để thực thi chính sách ngoại giao đa phương trong lĩnh vực kinh tế.

Như đã dự định, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp thay đổi triệt để cân bằng lực lượng trong khu vực, để mở đầu quá trình nếu không cô lập thì ít nhất hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, mà không gây ra sự đối đầu gay gắt với Bắc Kinh.

Donald Trump chỉ trích phương pháp này. Theo ông, chính sách này không hiệu quả, gây hại cho nền kinh tế Mỹ. TTP có thể phá hủy một số ngành công nghiệp Mỹ, mà rất nhiều cử tri bỏ phiếu cho ông Trump là những người lao động  làm việc trong các ngành này. Chính bởi vậy đối với ông Trump Hiệp định TPP là không thể chấp nhận được, ít nhất với hình thức hiện tại của nó.

Chắc chắn, chính quyền mới sẽ tiếp tục sử dụng các đòn bẩy kinh tế, nhưng có lẽ với hình thức khác. Trọng tâm chính sách kiềm chế Trung Quốc dưới thời tân Tổng thống Trump sẽ là áp lực quân sự-chính trị cứng rắn.

Các cộng sự của ông Trump chỉ trích chính quyền Obama đã thể hiện sự yếu đuối trong các đợt căng thẳng trước đây do cuộc xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ – Nhật Bản và Philippines.

Họ cho rằng, sự thiếu kiên quyết của Mỹ trong cuộc xung đột xung quanh bãi cạn Scarborough hồi năm 2012 là một trong những nguyên nhân làm suy giảm uy tín của Mỹ ở Philippines và giúp cho Rodrigo Duterte lên nắm quyền ở Manila.

Có lẽ trong tương lai Mỹ sẽ phô trương sức mạnh rõ ràng hơn và sẽ hành động “trên vạch cấm” như họ đã từng làm dưới thời Tổng thống Reagan chống lại Liên Xô. Donald Trump và các cộng sự của ông thường xuyên nhắc về “kỷ nguyên vàng Reagan” và những kinh nghiệm của Reagan.

Tuy nhiên, trong trường hợp này đối tượng bị áp lực “theo phong cách Reagan” sẽ là Trung Quốc. Để đạt tới thành tích trong “chính sách áp lực”, ông Trump sẽ tìm cách khôi phục lại ưu thế áp đảo về mặt quân sự so với Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương.

Để có như vậy Mỹ có kế hoạch tăng cường đội tàu chiến từ 274 lên đến 350 tàu. Trong mọi trường hợp, để thực hiện một chương trình quy mô lớn như vậy phải có thời gian và tiền bạc. Nhưng, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tập trung mọi nỗ lực để thực hiện kế hoạch đó – chuyên gia Kashin nhận định.

Trong khi đó, một báo cáo của tổ chức Asia Foundation (Quỹ Châu Á) hôm 15.11 đánh giá rằng, Châu Á có nguy cơ xảy ra khoảng trống lãnh đạo và thậm chí chạy đua vũ khí hạt nhân nếu Mỹ rút can dự khỏi khu vực này.

Với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, chính sách Châu Á của chính phủ Hoa Kỳ được trông đợi sẽ có thay đổi đáng kể.

Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra ý tưởng rút quân khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản ngay cả khi đang có đe dọa từ Triều Tiên, trừ phi hai nước này chia sẻ bớt gánh nặng phục vụ 80.000 binh lính Mỹ.

Asia Foundation, dựa trên tham vấn các học giả và cựu quan chức 20 quốc gia Châu Á, cảnh báo rằng việc rút quân Mỹ sẽ khiến cho Tokyo và Seoul tìm cách tăng cường khả năng tự vệ, ngay cả bằng vũ khí hạt nhân, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự khu vực.

Còn theo BBC, Trung Quốc chưa thấy tỏ ra bấn động gì lắm về việc Trump thắng cử. Bắc Kinh luôn coi chính sách xoay trục của chính quyền Obama là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng quan ngại về đe dọa áp thuế nặng cũng như trừng phạt vi phạm thương mại và hối đoái từ phía tổng thống đắc cử của Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Hai 14.11 đã gọi điện cho Trump và kêu gọi hợp tác giữa hai quốc gia.

RELATED ARTICLES

Tin mới