Sunday, September 15, 2024
Trang chủĐàm luậnĐằng sau kế hoạch Mỹ phát động chiến tranh với TQ

Đằng sau kế hoạch Mỹ phát động chiến tranh với TQ

Cơ quan nghiên cứu RAND mới đây đã xuất bản báo cáo mang tựa đề “Chiến tranh với Trung Quốc: Suy ngẫm từ điều không thế”, trong đó đưa ra những đánh giá về nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương trong giai đoạn 2015-2025. Nội dung báo cáo được tóm lược trong bài viết “Phía sau kế hoạch của Mỹ phát động chiến tranh với Trung Quốc”.

Chiến hạm Mỹ áp sát khu vực TQ xâm lấn ở Biển Đông 

Theo bài viết, một cuộc chiến tranh được lên kế hoạch trước giữa Mỹ và Trung Quốc là điều rất khó xảy ra, nhưng không thể bỏ qua nguy cơ bùng nổ các hành động thù địch xuất phát từ một hành vi không đúng mực. Mặc dù cả Mỹ và Trung QUốc đều không muốn xảy ra chiến tranh, nhưng lực lượng quân dội của mỗi nước vẫn phải lên kế hoạch cho các cuộc tấn tong đối phương. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng cải thiện năng lực chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2AD), nên Mỹ không thể đảm bảo chắc chắn rằng cuộc chiến sẽ diễn ra theo đúng ý mình bà sẽ giành chiến thắng áp đảo. Do vậy, bài phân tích này sẽ giúp giải thích những xu hướng khác nhau của một cuộc chiến tiềm tang và những hậu quả đi kèm.

Những chính trị gia và các nhà lãnh đạo kinh doanh của Trung Quốc (và cả những đối tác của họ ở các quốc gia khác tại châu Á), những người có thể tiếp cận được với báo cáo nà, sẽ cho rằng một cuộc chiến vơi Trung QUốc, cho dù ở thời điểm hiện tại, có thể sẽ khiến Mỹ phải trả giá đắt, và rằng cơ hội chiến tháng áp đảo trước Trung QUốc sẽ khép lại sau năm 2025. Cả hai bên sẽ phải gánh chịu những mất mát quân sự lớn nếu để xảy ra một cuộc dối đầu khốc liệt.Năm 2015, Mỹ chỉ mất một phần nhỏ lực lượng tinh nhuệ của mình, nhưng vẫn là đáng kể.Trong khi đó. Thiệt hại của Trung QUốc lớn hơn nhiều, do bị tiêu hao đáng kể quân lực. Tài liệu này được công khai nhằm hai mục đích.Thứ nhất, hạ thấp nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công có chủ đích của Mỹ nhằm vào Trung Quốc (một cuộc tấn công như vậy chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi được thực hiện tốt nhất và hoàn toàn bất ngờ).Thứ hai, đây là nỗ lực làm dịu những tham vọng của Trung QUốc trong khu vực cốn đang bị khuấy động bởi sự gia tăng sức mạnh quân sự của nước này và có thể thuyết phục một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện cách tiếp cận hòa giải hơn, thích ứng với sự hiện diện và vai trò lâu nay của Mỹ trong khu vực, thay vì tìm cách hoàn toàn hất cẳng Washington. Nói cách khác, đây là cảnh báo ngầm gửi tới các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc về việc nên sớm từ bỏ tham vọng loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực.

            Báo cáo “Chiến tranh với Trung Quốc: Suy ngẫm từ điều không thể” có đưa ra một số khuyến cáo, trong đó có các biện pháp chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm tang nhằm đảm bảo Mỹ sẽ chiếm ưu thế. Những gợi ý đó bao gồm:

–          Mỹ nên hạ thấp khả năng A2AD của Trung Quốc bằng cách tăng cường đầu tư các thiết bị vũ khí có khả năng tồn tại/sống sót cao hơn sau các vụ tấn công của Trung Quốc (như tàu ngầm) và lực lượng chông A2AD (như tên lửa).

–          Lập kế hoạch dự phòng với các đồng minh chủ chôt, đặc biệt là Nhật Bản.

–          Đảm bảo Trung Quốc nhận thức rõ nguy cơ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc, ngay cả khi cuộc chiến không dẫn đến hao tổn binh lực.

–          Cải thiện khả năng duy trì các hoạt động quân sự lớn.

–          Tạo ra những tình huống ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận được với các công nghẹ và trang thiết bị quân sự hiện đại trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Tiến hành các biện pháp giảm nhẹ nguy cơ gián đoạn nguồn cung sản phẩm thiết yếu từ Trung Quốc.

 Ngoài ra, quân đội Mỹ nên đầu tư năng lực A2AD trên mặt đất, khuyến khích và giúp các đối tác châu Á tăng cường tiềm lực quốc phòng, khả năng tương tác (đặc biệt là Nhật Bản), đồng thời góp phần mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác cũng như hiểu biết giữa quân đội hai nước để làm giảm những nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm.

Có thể thấy một vài gợi ý trong số này giúp tăng cường uy lực tấn công của Mỹ nhằm vào các lực lượng Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả đều hướng tới việc tiếp tục xây dựng một quân đội Mỹ hùng mạnh ở châu Á, nơi cách rất xa biên giới và lãnh thổ Mỹ, tạo ra không khí đối đầu và mối đe dọa chưa từng có về một cuộc chiến tranh tiềm tang trên toàn khu vực này.

Xây dựng quân dội Mỹ sẽ đe dọa ổn định châu Á

Một cuộc chiến tranh tiềm tàng tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ gây tác động lớn đến thương mại của Trung Quốc. Đây không chỉ là thảm họa đối với Trung QUốc mà còn đối với toàn bộ khu vực châu Á. Lý do là vì khi phần lớn khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ trở thành vùng chiến sự, thương mại của Trung Quốc với khu vực và phần còn lại của thế giới sẽ bị sụt giảm mạnh. Chỉ cần nhìn vào cơ cấu kinh tế của châu Á, có thể nhận thấy phần lớn các hoạt động giao thương được tiến hành nội khối, rồi sau đó mới đến Mỹ, châu Âu và những nơi khác. Do vậy về bản chất, cuộc chiến của Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ là cuộc chiến của Mỹ với những vùng kinh tế còn lại của châu Á.

Ảnh hưởng về kinh tế của Mỹ ở châu Á đang sụt giảm mạnh, đi ngược lại xu hướng gia tăng ảnh hưởng địa chính trị đang được Washington cố gắng thúc đẩy ở khu vực này. Một bá chủ toàn cầu đầy tham vọng đang phải đối mặt với một khu vực ngày càng độc lập về kinh tế an ninh, nơi mà Mỹ đã cố áp đặt và kiềm chế trong gần một thế kỷ qua. Hiệp định Dối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một ví dụ điển hình của hình thức hám lợi (chủ nghĩa trọng thương) trong gia đoạn hiện nay. Việc Mỹ sử dụng “quyền lực mềm” thông qua các nhóm chính trị gây rối, phá hoại và các tổ chức khủng bố đang tạo ra một kỷ nguyên mới thay thế cho chính sách ngoại giao pháo hạm của Anh. Những thể chế hai mặt mà Mỹ tạo ra – thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nhận tài trợ của Bộ Ngoại Giao – chính là sự tái hiện của hệ thống các chính quyền đế quốc được Anh, Pháp và Hà Lan dựng lên trước đây và đã bị xóa sổ trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Mỹ, các quốc gia châu Á – với dân số hạp nhất, kinh tế mạnh, năng lực an ninh và quân sự ngày càng tăng – dường như có đủ khả năng từng bước đẩy lùi ảnh hưởng không mong muốn của Mỹ ở khu vực này. Và cũng giống như những đế chế mà các thể chế của Mỹ đang cố gắng duy trì ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang tìm cách chia rẽ các quốc gia trong khu vực để tạo ra một châu Á suy yếu, nhờ đó có thể tiếp tục gây ảnh hưởng và tái khẳng định vai trò của mình.

Đây chính là nguồn gốc dẫn đến xung đột hiện nay ở Biển Đông. Tình trạng đối đầu đang thực sự tồn tại trên thực tế, không chỉ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, mà còn giữa những quốc gia này với nhau. Thông qua việc sử dụng quyền lực mềm và ảnh hưởng của truyền thông hiện đại, Mỹ đang thổi phồng những khác biệt song phương vốn có thể kiểm soát được thành một cuộc xung đột khu vực, rồi sau đó nhảy vào cuộc chơi và tạo cảm giác là một bên không thể thiếu cho an ninh và ổn định của châu Á. Bước tiếp theo, Mỹ kiểm soát khủng hoảng để duy trì chia rẽ và giữ căng thẳng luôn ở mức cao nhất khiến cho toàn bộ khu vực suy yếu, qua đó cho phép Mỹ tái khẳng định tính ưu việt của mình.

Đây là một trò chơi nguy hiểm. Nếu được Mỹ thực hiện tốt, nó sẽ khiến châu Á phải trả giá đắt bằng chính sức mạnh kinh tế tổng hạp của mình. Nếu thực hiện không tốt, trò chơi này sẽ dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang theo đúng như báo cáo của RAND đã chỉ ra, đảy toàn bộ khu vực rơi vào tình trạng khó đoán định và không có hồi kết.

Ổn định ở châu Á là lựa chọn duy nhất

 Với châu Á, ổn định cũng quan trọng như thịnh vượng và phát triển.Khu vực này đang tạo ra những động lực liên kết kinh tế để khuyến khích các quốc gia luqaj chọn hòa bình, thay vì đối đầu do những bất đồng song phương và tranh chap lãnh thổ.Mỗi một quốc gia trong khu vực cần phải tiếp tục xây dựng các lực lượng quân dội của mình để giảm thiểu mức độ cầu viện, kêu gọi hay ép buộc vũ trang. Xây dựng các cơ chế khác nhau để tăng cường cân bằng quyền lực, từ đó tạo ra trật tự khu vực đa cực, sẽ là chìa khóa cho một châu Á thực sự thịnh vượng trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ tiếp tục là một nhân tố bất ổn làm xói mòn tiến trình này, chủ yếu vì Washington không hề có mục đích kiến tạo cân bằng quyền lực đa cực ở khu vực, mà chỉ muốn duy trì vai trò thống trị bá chủ của mình. Vì thế, Mỹ nhất định sẽ làm kiềm chế, làm suy yếu hay thậm chí kéo lùi các tiến trình kinh tế, chính trị cũng như ảnh hưởng không chỉ của Trung Quốc, mà còn của bất kỳ quốc gia châu Á nào khác có nguy cơ đe dọa vai trò thống trị của Mỹ. Hay nói cách khác, Mỹ sẽ luôn tìm mọi cách khuấy động bất ổn trên toàn khu vực này.

Thực ra chiến tranh Mỹ – Trung ở châu Á – Thái Bình Dương là điều không tưởng, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến như vậy vẫn hiện hữu do Mỹ khăng khăng muốn duy trì ảnh hưởng lâu dài và quyết định tại một khu vực địa lý mà Mỹ vốn không thuộc về. Để giảm thiểu hiểm họa này, cách thức lý tưởng nhất là một trong hai bên phải rời khỏi cuộc chơi, Vì Trung QUốc là quốc gia châu Á-Thái Bình Dương nên bên rời đi chắc chắn sẽ phải là Mỹ, không còn lựa chọn nào khác.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Do vậy, rất cần phải có nỗ lực phối hạp lớn từ tất cả các quốc gia châu Á để buộc Washington dần dần giảm thiểu sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của mình xuống một mức phù hạp và mang tính xây dựng. Bên cạnh đó, các nước cũng cần hạp lực chống lại mưu đồ bất nhẫn mà Mỹ đang áp dụng trong khu vực thông qua hình thức giúp nước này nâng cao vị thế của mình trước mkhác và sau đó là kanf suy yếu khu vực bằng các cuộc xung đột liên miên.

Muốn châu Á phát triển thì phải ổn định. Thế nhưng Mỹ chỉ mang lại những bất ổn và đối đầu trong thập kỷ tiếp theo, và thậm chí còn công khai chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà họ thừa nhận là sẽ phá hủy khu vực. Cuộc chiến đó xảy ra chỉ vì Mỹ từ chối rời khỏi khu vực. Do vậy, châu Á cần đưa ra lựa chọn rõ ràng cho việc hướng đến hòa bình và thịnh vượng. Bằng việc thống nhất, châu lục này có thể loại bỏ mối nguy thực sự đối với an ninh và ổn định của mình, một hiểm họa có thể đe dọa khu vực thông qua việc (Mỹ) hù dọa chiến tranh nhằm được ở lại.

RELATED ARTICLES

Tin mới