Sunday, September 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga triển khai hệ thống tên lửa trên đảo tranh chấp với...

Nga triển khai hệ thống tên lửa trên đảo tranh chấp với Nhật

Mối quan hệ giữa Nga và Nhật đang phát triển tích cực thì Nga cương quyết triển khai các tổ hợp phòng thủ tên lửa trên quần đảo tranh chấp Kuril.

Tổ hợp phòng thủ ven biển “Bal-E”

Nga Bộ Quốc phòng đã triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa “Bal” và “Bastion” trên các đảo Iturup và Kunashir. Nhiệm vụ của chúng sẽ giúp tăng cường việc bảo vệ các căn cứ hải quân và cơ sở hạ tầng ven biển.

Theo các chuyên gia, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới là tín hiệu về sự cương quyết của Nga để bảo vệ khu vực này. 

Thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nhật Bản, ông Viktor Kulminkov đã chia sẻ những dự đoán của mình về phản ứng của chính phủ Nhật khi Nga triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất ở đảo Kuril. 

“Hiện nay họ bắt đầu phản đối kịch liệt đặc biệt là chuyến thăm của tổng thống Putin sẽ diễn ra trong tương lai gần. Người Nhật không hài lòng rằng, việc tổng thống Nga đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo thuộc về Nga và họ hy vọng rằng vấn đề này sẽ được thảo luận”, các chuyên gia cho biết. 

“Triển khai các loại vũ khí mới tức họ coi quần đảo Kuril là của họ, trong khi trên bản đồ đã vẽ chúng thuộc về Nhật Bản.

Dựa trên quan điểm này, người Nhật cho rằng, Nga đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới trên lãnh thổ của họ. Những thành viên bảo thủ sẽ cáo buộc chống lại Nga và thậm chí sẽ triều hồi đại sứ về”, chuyên gia này kết luận. 

Tổ hợp phòng thủ tên lửa di động ven bờ “Bastion”, được phát triển và sản xuất bởi NPO Mashinostroenia, có khả năng phá hủy tàu địch và mục tiêu mặt đất ở khoảng 300-500 km bằng các tên lửa siêu thanh “Onyx”. Từ trước tới nay các chuyên gia cho rằng, “Bastion” chỉ có thể tiêu diệt chỉ các tàu và các chiến hạm của đối phương.

Nhưng vào ngày 15/11, Hải quân Nga đã sử dụng tổ hợp này thực hiện các cuộc tấn công vào các vị trí của IS, phá hủy  và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác cao.  

Trong các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước ở khoảng cách khoảng 300 km.

Nhà sử học quân sự Dmitry Boltenkov nhớ lại rằng, từ thời Liên Xô ở quần đảo Kuril đã được triển khai thường trực một tiểu đoàn phòng thủ tên lửa ven bờ.

Cụ thể, trên quần đảo Kuril trong những năm 1980 các đơn vị đã được trang bị các tổ hợp tên lửa chống tàu “Redut” và “Rubez”, chúng được bố trí ở trên các đảo Etorofu và Simushir. Tuy nhiên, trong nửa đầu của năm 1990, chúng đã bị tách khỏi đảo và tháo dỡ. 

Theo cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov, chúng ta có thể giả định rằng,việc tăng cường lực lượng trên các hòn đảo như là tín hiệu về sự cương quyết của Nga để bảo vệ các đảo ở sườn nam Kuril. 

Ông cũng tin rằng, nhiều khả năng, người Nhật sẽ “nhắm mắt” trước những hành động của Nga, tuy nhiên thông qua các cuộc hội đàm họ sẽ yêu cầu giải thích nguyên nhân gia tăng sự hiện diện của các lực lượng Nga đặc biệt là trong hội nghị thượng đỉnh tháng 12 tại Nagato, Nhật Bản. 

Theo nguồn tin chính phủ, Tokyo dự trù qua hai cơ hội thảo luận này, một là sẽ đạt được hiệp định hoà bình với Moscow để “chính thức kết thúc thế chiến thứ hai giữa Nga và Nhật”. Mục tiêu thứ hai là đạt được một thỏa thuận với Nga “thu hồi” hai đảo nhỏ là Habomai và Shitokan nằm sát Hokkaido.

Còn hai đảo lớn là Etorofu và Kunashiri, Chính thủ Abe sẽ đề nghị với Nga cùng “quản lý” chung với sự giúp đỡ của Tokyo phát triển kinh tế và du lịch. 

Quần đảo Kuril nay thuộc tỉnh Sakhalin của Nga, là một quần đảo trải dài khoảng 1.300 km về phía đông bắc từ Hokkaidō, Nhật Bản tới Kamchatka của Nga, ngăn biển Okhotsk bên tây bắc và Thái Bình Dương phía đông nam. Quần đảo này có khoảng 56 đảo và nhiều đảo đá nhỏ khác.

Sau khi phát xít Nhật bại trận vào năm 1945, Liên Xô chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril từ phía Nhật, và nay là của Nga. Năm 1956, khi nước Nhật và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã đề nghị trả lại hai đảo Shikotan và Habomai cho Nhật.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đi đến đâu. Năm 1991, tổng thống Nga Boris Yeltsin từng đề cập lại vấn đề này nhưng bị dư luận Nga phản đối quyết liệt. Tuy nhiên đến nay Nhật vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam của quần đảo này.

RELATED ARTICLES

Tin mới