Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 29/11

Bản tin Biển Đông ngày 29/11

Bản tin Biển Đông ngày 29/11/2016.

1) Các căn cứ không quân mới của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngày 28/11, trang The National Interest đăng bài viết “Các căn cứ không quân mới của Trung Quốc trên Biển Đông” của Phó Giáo sư Lyle J. Goldstein, Viện Nghiên cứu biển Trung Quốc (CMSI) tại Đại học Hải chiến Mỹ tại Newport, đảo Rhode:

Trong bài viết, PGS. Lyle J. Goldstein đã đưa ra một số luận điểm phân tích, vạch ra các khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các đường băng mới xây dựng của Trung Quốc trên các đá ở Biển Đông dược đề cập qua một bài báo “Giá trị của máy bay quân sự đặt trên Đá Chữ Thập” của Công ty Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đăng trên báo “Các tàu hiện đại” hồi tháng 6 năm 2016. Trong bài báo, một bản đồ trên thực địa cho thấy 3 đường băng dài đã được Trung Quốc xây dựng từ năm 2014 trên Trường Sa, dọc các đường băng là khu vực dành cho các hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 (200km), các bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 (300km) và các máy bay chiến đấu J-H11 và JH-7 (1500km). Bài báo còn đăng một số hình ảnh nhằm chứng tỏ “các đá có thể tương trợ lẫn nhau một cách hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm soát khu vực Biển Đông “của chúng ta”.

Ông Goldstein cho rằng với thông tin từ báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), sẽ là không khả thi nếu vẫn “ngây thơ” trông chờ Bắc Kinh ngừng lại hoàn toàn việc quân sự hóa các cơ sở quân sự mới được xây dựng. Tuy nhiên, dựa trên những hình ảnh vệ tinh “mang tính minh họa” của AMTI và thực tế là mới chỉ có một máy bay quân sự tới các căn cứ hồi đầu năm 2016 để đón các công nhân bị ốm, ông tin rằng, lực lượng đóng quân, các trang thiết bị và nhiệm vụ thực sự của Trung Quốc vẫn là một bí ẩn lớn. Thế nhưng, ông đánh giá, bài báo của CSIC đã thể hiện sự “thẳng thắn đến bất ngờ” khi nêu rõ ra các khó khăn liên quan đến các căn cứ quân sự trên Biển Đông, và thậm chí còn thật thà đến độ kết luận rằng “việc triển khai trên quy mô lớn các máy bay chiến đấu sẽ là không khôn ngoan”. Đáng chú ý, kết luận này được đưa ra trên cơ sở kỹ thuật quân sự là chính, thay vì đề cập đến các vấn đề về mặt ngoại giao. Theo tác giả, sự “thiếu ổn định” của các căn cứ không quân trên các đá không phải là chủ đề bao trùm được bài báo đề cập đến, nhưng vấn đề này đã nổi lên rất nhiều lần.

Bài báo đã chỉ ra rằng, trong trường hợp đường băng ở Đá Chữ Thập, dù đường băng này có kích thước lớn hơn sây bay ở Đảo Phú Lâm để có thể chứa một máy bay chiến đấu tương tự như chiếc J-H11BG, thậm chí mọi cơ sở đã sẵn sàng nhưng căn cứ này vẫn phải đối diện với một số thách thức như điều kiện thời tiết xấu, điều kiện để bảo trì các máy bay và vũ khí rất khó khăn vì “lượng muối, độ ẩm và nhiệt độ” ở khu vực rất cao, do đó cho rằng “Đá Chữ Thập không đủ điều kiện để các đội tàu bay cỡ nhỏ lưu trú thường xuyên”. Thay vào đó, tác giả của bài báo này đưa ra một giải pháp thay thế đó là Đá Chữ Thập chỉ nên đóng vai trò “hỗ trợ” (ví dụ như tra dầu) nhằm mục đích “mở rộng phạm vi tác chiến của không lực hải quân trên đảo Hải Nam”. Tuy nhiên, căn cứ tại Đá Chữ Thập vẫn có thể đảm bảo triển khai tối đa 2 tàu vận tải Il-76, 3 máy bay ném bom H-6, 3 loại tàu vận tải cỡ vừa và 6 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, qua chi tiết nêu trong bài báo nói rằng nguồn cung tới các đảo, đá bằng đường biển rất có thể sẽ bị ngừng trệ trong thời gian diễn ra chiến tranh, ông Goldstein cho rằng dường như các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc cũng đã phải thừa nhận rằng những căn cứ trên các đá nhân tạo chỉ có thể phục vụ cho mục đích “lên báo ảnh” chứ không hề có giá trị sử dụng cho các mục đích chiến đấu lớn nào.

2) Tàu khu trục USS William P Lawrence đã tới căn cứ đặt tại Hawaii

Ngày 28/11, trang Hải quân Mỹ đưa tin:

Theo thông tin từ Phó Tư lệnh John Fuller, chỉ huy Vùng Hải quân Hawaii và Đội tàu ngầm Hải quân Trung tâm Thái Bình Dương, ngày 14/11, tàu khu trục gắn tên lửa USS William P. Lawrence (DDG 110) đã tới Căn cứ chung Trân Châu Cảng – Hickam để thay thế tàu USS Paul Hamilton (DDG 60) đã tới Hawaii hồi đầu năm. Năm ngoái, tàu William P. Lawrence đảm nhận thực hiện nhiệm vụ của Đội Tàu xanh lớn, hỗ trợ Sáng kiến An ninh Hàng hải Đại dương, tiến hành hoạt động trên Biển Đông trong suốt 7 tháng được triển khai tới khu vực Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương và tham gia vào cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương. Tư lệnh Brandon Burkett đã hết lời ca ngợi: “đội tàu William P. Lawrence đã luôn chứng minh được sự quả cảm, khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ giao phó một cách an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp”.

RELATED ARTICLES

Tin mới