Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngNga bàn về biển Đông, Châu Á-Thái Bình Dương

Nga bàn về biển Đông, Châu Á-Thái Bình Dương

Một cuộc hội thảo quốc tế do Nga tổ chức đã đưa ra nhận định: “Trong tương lai, thế giới và châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước ngưỡng thay đổi”.

Chuyên gia Nga cho rằng, mối đe dọa từ Triều Tiên là vấn đề rất quan trọng đối với châu Á-Thái Bình Dương

Phải chăng những đe dọa lớn nhất xuất phát từ Triều Tiên?

“Thế giới đang đứng trước ngưỡng những thay đổi” – đây là ý kiến chung của phần lớn các chuyên gia quốc tế đã đến Moscow tham gia Hội thảo khoa học mang tên Primakov. Hội thảo nhân tưởng niệm ông Yevgeny Primakov, người đã qua đời vào năm 2015.

Ông Primakov là nhà khoa học, nhà Đông phương học, ông đã từng giữ chức Chủ tịch Phòng thương mại- công nghiệp Nga, Ngoại trưởng Nga, đã làm giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ, và nhiều chức vụ cao khác trong chính phủ Nga.

Năm nay, tham gia hội thảo khoa học đã thu hút hơn 50 chuyên gia quốc tế, các nhà kinh tế, chính trị gia và nhà ngoại giao hàng đầu từ 22 quốc gia trên thế giới, đã thảo luận về một trong những chủ đề chính là: “Châu Á-Thái Bình Dương: Không gian hợp tác hay xung đột?”. 

Các vấn đề chính được thảo luận trong chủ đề này là mối quan hệ tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mối quan hệ của Mỹ và các đối tác lớn nhất của họ tại châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc), sự phát triển của mối quan hệ Nga-Nhật sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin, tình hình ở Biển Đông, những phương thức giảm thiểu rủi ro bởi các hành động của Triều Tiên.

Theo ý kiến của chuyên gia hàng đầu thuộc Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov, một vấn đề gay gắt nhất trong khu vực không phải là tranh chấp lãnh thổ mà là cần phải giải quyết dứt điểm vấn đề Triều Tiên.

Phó Giám đốc Viện Chính trị và kinh tế thế giới (IMEMO) của Nga là ông Vasily Mikheev nhận định rằng, một thách thức lớn nhất cho khu vực này là sự thiếu tin cậy giữa các nước trong khu vực, nguyên nhân chính là sự khác biệt về giá trị chiến lược.

Kết quả của điều đó là chủ nghĩa dân tộc như một phản ứng đối với việc áp đặt các giá trị bên ngoài. Và chủ nghĩa quân phiệt là cách phản ứng đối với các mối đe dọa từ phía các nước có những giá trị chiến lược khác. Để khắc phục tình trạng này, cần phải tìm kiếm sự thỏa hiệp.

Những điều đang nói ở đây là một trong những phương thức giảm thiểu rủi ro từ những hành động của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên – nước vừa qua đã tuyên bố mình là một cường quốc hạt nhân, sau những vụ thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch (bom H).

Cuộc đàm phán 6 bên không còn mang lại kết quả. Nên thay đổi định dạng đàm phán. Nhiệm vụ chính của cuộc đàm phán là tạo ra bầu không khí tin cậy lẫn nhau và thảo ra quan điểm chung của 5 quốc gia thành viên về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Các mối quan hệ chính ở châu Á-Thái Bình Dương

Một trọng tâm chú ý khác trong các cuộc hội thảo là mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh các quốc gia láng giềng với Trung Quốc bắt đầu “chuyển hướng” từ phía Washington sang Bắc Kinh, theo sự gia tăng quân sự của Washington trên Biển Đông.

Tuy nhiên, một sự thật là sự hiện diện quân sự trong khu vực đã không mang lại lợi nhuận cho Mỹ, bởi Trung Quốc với sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng cũng không hề nhân nhượng Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng là Mỹ sẽ không dễ bỏ cuộc và chịu rời khỏi khu vực này.

Tuy nhiên, trong xu thế đối đầu giữa hai “ông lớn”, đã ghi nhận những dấu hiệu của sự phân cực giữa Hoa Kỳ – một bên, và bên kia là Trung Quốc, với các nước xung quanh.

Bên cạnh mối quan hệ Trung-Mỹ, mối quan hệ đầy phức tạp mang tính lịch sử giữa Nga và Nhật Bản cũng không kém phần quan trọng.

Báo chí của Nga và Nhật Bản cũng như các phương tiện truyền thông quốc tế có những dự đoán về diễn biến tình hình nếu hai nước đạt được thỏa thuận trong vấn đề lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình. Kết quả như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực đến tình hình chiến lược trong khu vực.

Theo nhận định của ông Mikheev, hai bên chưa sẵn sàng thực hiện một bước tiến, nhưng quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản hứa hẹn lợi ích lớn cho Nga. Và nếu Nga tận dụng cơ hội này, thì sẽ tạo ra một lợi thế lớn cho sự phát triển của vùng Viễn Đông và toàn bộ khu vực.

Trong một cuộc phỏng vấn với “Sputnik”, Tổng Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, ông Shingo Yamagami cho biết, Nga và Nhật Bản có khả năng thay đổi rất nhiều điều. Cả hai quốc gia đều có ưu điểm lớn nhất là dưới góc độ chính sách đối nội.

Theo ý kiến của giới phân tích, Thủ tướng Abe sẽ giữ chức vụ này trong mấy năm nữa. Ông đã đạt được sự ổn định lớn về chính trị, kể cả nhờ việc thúc đẩy ý tưởng phát triển quan hệ với Nga. Điều tương tự cũng diễn ra ở Nga với Tổng thống Putin.

Bản thân ông Shingo Yamagami đã làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản trong hơn 30 năm và nhận thấy rằng, Nhật Bản và Nga chưa bao giờ có một cơ hội thuận lợi như hiện nay để ký kết một hiệp ước hòa bình và giải quyết dứt điểm những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. 

Theo ý kiến của ông, Nga không nên phụ thuộc quá mức vào mối quan hệ với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này về lâu dài có thể gây hại cho Nga.

Về trọng tâm đối ngoại, bước đột phá trong quan hệ song phương với Nhật Bản sẽ tăng cường đáng kể tiềm năng của Moscow, sẽ giúp mở rộng sự hiện diện của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới