Tuesday, April 23, 2024
Trang chủĐiểm tinDự luật cấm hợp tác quân sự với Nga của Quốc hội...

Dự luật cấm hợp tác quân sự với Nga của Quốc hội Mỹ

Nhằm hạn chế ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Nga trong khu vực và trên thế giới, Quốc hội Mỹ mới đây đã thông qua một dự luật cấm hợp tác quân sự với Moscow, cũng như một ngân sách ưu tiên hỗ trợ quân sự cho các nước đồng minh.

Quốc hội Hoa Kỳ cấm tài trợ cho hợp tác quân sự với Nga

Ria Novosti  đưa tin, Hạ viện Mỹ đã thông qua một ngân sách quốc phòng hạn chế việc hợp tác với Nga trong vấn đề quân sự. Đặc biệt, việc phân bổ kinh phí cho hợp tác quân sự với nước Nga bị cấm cho đến khi Moscow đáp ứng được một số điều kiện.

Trong số điều kiện được đưa ra bao gồm: chuyển giao bán đảo Crimea lại cho Ukraine, chấp hành các thỏa thuận Minsk và “không được gây hấn đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Lệnh cấm cũng áp dụng đối với việc phân bổ kinh phí cho bất kỳ một hành động nào “công nhận chủ quyền của Nga trên bán đảo Crimea”.

 Moscow đã nhiều lần nhấn mạnh Nga không phải là một bên trong thỏa thuận Minsk, còn bán đảo Crimea đã trở thành một phần của nước này do kết quả một cuộc trưng cầu dân ý là hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế.

Lệnh cấm này cũng không ủng hộ mở rộng hợp tác với Afghanistan trong lĩnh vực hậu cần. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cho phép tạm đình chỉ lệnh cấm, nhưng phải thông qua Quốc hội.

Theo dự kiến, Hạ viện phân bổ 350 triệu USD để viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, Kiev sẽ chỉ có thể có được một nửa số tiền này nếu Lầu Năm Góc thông báo rằng Ukraine đã thực hiện thành công cải cách quốc phòng.

Ngoài ra, Hạ viện cũng phê duyệt chi 4,3 tỷ USD nhằm chống lại “sự xâm lược của Nga”.

Khoản tiền cũng được đề xuất phân bổ cho “chính sách ngoại giao chính trị, kinh tế và công chúng”, cũng như hỗ trợ quân sự cho các đồng minh NATO và các đối tác ở châu Âu, Âu Á và Trung Á.

Dự luật cũng đề cập đến việc Nga “tiếp tục chứng tỏ ý định mở rộng phạm vi ảnh hưởng và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây trong khu vực và trên toàn cầu”.

Dự luật trước đó đã được thông qua bởi Thượng viện. Sau khi hoàn thiện các văn bản, có thể có yêu cầu bỏ phiếu bổ sung, dự luật sẽ được trình lên Tổng thống Barack Obama phê chuẩn.

RELATED ARTICLES

Tin mới