Sunday, October 13, 2024
Trang chủĐàm luậnLá chắn Đài Loan và sự “giật mình” của Bắc Kinh

Lá chắn Đài Loan và sự “giật mình” của Bắc Kinh

Đài Loan có thể trở thành tấm lá chắn hay là bức tường thành ngăn chặn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông. Đó là một nhận xét của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông đã nêu nhận xét sắc lạnh này trên tờ Twitter: Thật lạ lùng nếu như Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỉ USD các thiết bị quân sự mà có người khuyên ông không nên nhận một cuộc gọi chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan…

Chiến hạm Đài Loan tập trận bắn đạn thật.

Báo The New York Times ngày 3/12 đưa thông tin này.

Lâu nay quan hệ nóng lạnh thất thường Trung Quốc –Đài Loan thường được các quốc gia khái thác triệt để trong chiến lược ngoại giao của mình.

Thời Tổng thống Ronald Reagan, ông ta từng chọc tức Trung Quốc khi mời một phái đoàn Đài Loan đến dự lễ nhậm chức của ông. Sang thời Tổng thống George W. Bush các phụ tá cũng ép ông phải có cách tiếp cận cứng rắn với Bắc Kinh cho đến khi xảy ra vụ khủng bố 11/9.

Căng thẳng về vấn đề Đài Loan ở mức cao nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Đảng Dân Chủ, Bill Clinton. Tháng 3/1996 Mỹ đã điều 2 tàu sân bay đến eo biển Đài Loan vào lúc Trung Quốc đang tập trận và liên tục nã tên lửa vào khu vực này.

Còn cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon M. Huntsman trong nhiệm kỳ đầu của Obama cho rằng: “Là một doanh nhân, Donald Trump sẽ tìm kiếm đòn bẩy trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nên nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ thấy Đài Loan là một đòn bẩy hữu ích”.

Tương tự, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton nói thẳng: “Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao buộc Bắc Kinh phải chú ý”. Trước đây John từng đề xuất Obama sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu D.Trump sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á củaTrung Quốc.

Phải chăng D.Trump đã “sẵn sàng”? Ông đã nhận cuộc điện thoại chúc mừng của nhà lãnh đạo Đài Loan – Bà tiến sĩ Thái Anh Văn. Đây là sự kiện chưa từng có trong quan hệ ngoại giao Mỹ- Đài Loan suốt từ năm 1979, kể từ ngày Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau khi công nhận nước CHNDTrung Quốc. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc ông Donald Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, cho rằng đây là “thủ đoạn tầm thường” của Đài Bắc.

Giới chuyên gia nhận định, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ra rạn nứt nghiêm trọng với Trung Quốc ngay trước thời điểm ông Trump nhậm chức.

Thời Obama với nước cờ xoay trục đã bị ông Tập Cận Bình nắm chắc như tóm một con cá trong giỏ và tìm mọi cách vô hiệu hóa. Bất ngờ D.Trump đã làm đảo lộn tình hình. Và Đài Loan sẽ là đòn bẩy để Trump kiềm chế tham vọng về lãnh thổ của Trung Quốc.

Vì sao lại là đòn bẩy? Vì rằng lãnh đạo Đài Loan nay là đảng Dân Tiến chứ không còn là Quốc Dân đảng thân Bắc Kinh, cho nên tiếng nói của Hoa Kỳ với Đài Loan rất có trọng lượng. Tiếp đến, trong thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng, nếu nổ ra đại chiến sẽ không có bên nào thắng.

Hàng loạt động thái của Trung Quốc có lẽ chưa đủ độ để dẫn đến xung đột chiến tranh, nhưng từng bước gây tình hình căng thẳng, tạo ra hiện trạng mới và Obama đã không có bất kỳ nước cờ nào hiệu quả để đối phó với con sói già châu Á.

Còn với Donald Trump? Ông ta đã nhìn thấy tấm lá chắn Đài Loan. Trong đường lối đối ngoại của đảng Cộng Hòa, luôn có một xu thế thúc đẩy cứng rắn với Trung Quốc bằng cách tiếp cận với Đài Loan.

Rồi đây trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ là tiếp tục lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các quốc gia có liên quan để nhanh chóng hoàn thành bố cục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương có lợi cho địa vị chủ đạo của Mỹ. Mỹ không muốn bị lôi cuốn vào xung đột quân sự, đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Bằng cách đẩy mạnh hợp tác quân sự, thậm chí là mời các lãnh đạo quân sự Đài Loan tham gia các sự kiện công khai của quân đội Mỹ, Washington phải chứng minh được rằng Đài Loan vẫn là đồng minh chính thức và quan trọng của Mỹ.

Đối với Đài Loan, một mặt, Mỹ phải thực hiện rất nhiều mục tiêu “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” trong tương lai, không thể tránh liên quan đến Đài Loan, cùng với duy trì “Luật quan hệ với Đài Loan”, “6 nguyên tắc đảm bảo” và xây dựng quan hệ phi chính thức chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực với Đài Loan. Mặt khác, sự phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài thực chất là sự kế thừa chiến lược truyền thống “lấy Đài Loan kiềm chế Trung Quốc”, không có dấu hiệu chứng tỏ Mỹ có ý đồ vội vàng nâng cấp quan hệ Mỹ – Đài vì chiến lược châu Á – Thái Bình Dương mới. Đài Loan có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Mỹ, là nguồn lực chiến lược, có điều Mỹ chưa xác định Đài Loan là tên lính xung kích để vây ép.

Đối với Mỹ, việc ứng phó với chiến, lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” và bảo vệ Đài Loan (đồng thời phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài) có cùng chung mục tiêu. Mục tiêu đó là, ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của Trung Quốc, vừa có thể hợp tác về mặt quốc phòng với Đài Loan, thực hiện cam kết an ninh của Mỹ với Đài Loan, vừa bảo đảm cam kết an ninh đối với các đồng minh khác, cuối cùng có lợi cho việc giữ vững địa vị lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương.

Đài Loan chắc chắn có tâm lý hoài nghi, thậm chí có khuynh hướng nghe ngóng, chờ đợi, thậm chí là mặc cả đối với chiến lược chuyển dịch sang phía Đông của Mỹ. Thêm vào đó, Đài Loan không thể không lo lắng về tiến trình hiện đại hóa quân đội và sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc Đại lục. Giải tỏa mối lo này, Đài Loan chỉ còn cách đón nhận và lợi dụng chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” về mặt quân sự của Mỹ, để cân bằng ảnh hưởng với Đại lục. Đây chính là sự phản ứng và chống trả của Đài Loan đối với sự lớn mạnh của quân đội Đại lục.

Sắp tới công việc của Tân Tổng thống D.Trump sẽ là bằng mọi cách để Đài Loan và Mỹ có sự nhờ cậy và lợi dụng lẫn nhau.

Và tín hiệu đó đã được phát ra, khiến cho Bắc Kinh không khỏi giật mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới