Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVN sẽ phân khu vùng biển để dễ quản lý

VN sẽ phân khu vùng biển để dễ quản lý

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ”.

Vùng bờ biển Việt Nam sẽ được phân khu chức năng để quản lý hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Theo Cục trưởng Cục Quản lý khai thác Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) Nguyễn Đức Toàn, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong triển khai phương thức quản lý tổng hợp, như thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Trung ương và địa phương; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tổng hợp và thống nhất biển và hải đảo; tăng đầu tư cho điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, giao khu vực biển cho các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng biển, lập quy hoạch sử dụng biển…

Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 2295 ngày 17/12/2014 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tại Quyết định số 914 ngày 27/5/2016, là nỗ lực của Chính phủ tiếp theo Quyết định số 158/2007 ngày 9/10/2007 phê duyệt “Chương trình Quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” trong việc thúc đẩy thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ đồng bộ ở cấp Trung ương và địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, trong đó có các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ như quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ… Như vậy, có thể thấy chính sách về phát triển bền vững biển và vùng bờ đã được thể chế hóa trong Luật. 

Tại Hội thảo, sau khi các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra những khái niệm về phân vùng chức năng cũng như đề xuất 6 bước triển khai, xây dựng việc thực hiện phân vùng chức năng; các Chi cục Biển và Hải đảo cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã thảo luận tập trung vào việc đánh giá sự phù hợp của các bước đối với hoạt động thực tiễn quản lý biển tại Việt Nam; đánh giá về tính pháp lý, cơ sở thực thi, những khó khăn và đề xuất giải pháp.  

Đây là dịp để các Chi cục Biển và Hải đảo tại các địa phương có biển; các Bộ, ngành cùng các tổ chức quốc tế cùng nhau thảo luận và thống nhất về khái niệm, các công cụ và quá trình xây dựng phân vùng chức năng vùng bờ thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế. Đồng thời, cũng là bước đệm để Việt Nam tiến đến việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong thời gian tới, góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh sinh thái – môi trường biển và vùng bờ của Việt Nam. 

RELATED ARTICLES

Tin mới