Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnChiến lược mới của TQ và đòn trừng phạt của Mỹ

Chiến lược mới của TQ và đòn trừng phạt của Mỹ

Không chịu ngồi yên nhìn Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng bành trướng ở biển Đông và biển Hoa Đông, thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio hồi đầu tuần trước đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc hoạt động hung hăng ở Biển Đông

cũng bị đưa vào tầm ngắm của Dự luật trừng phạt của Thượng viện Mỹ

Đã quá quen với thời tiết chính trị thế giới, trước tuyên bố này của phía Mỹ, Trung Quốc lập tức lên tiếng, rằng nước này hi vọng các quốc gia liên quan sẽ cùng thảo luận nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông thông qua đàm phán.

Ông Ngô Hải Đào, phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ), đã lớn tiếng tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ hôm 7-12. Vẫn véo von bài ca cũ, ông Ngô nói: “Trung Quốc đánh giá cao hòa bình và sự ổn định ở biển Đông, đồng thời thường xuyên tiếp cận giải quyết vấn đề mang tính xây dựng và có trách nhiệm (!).

Bài ca cũ còn có điệp khúc: Nhờ những nỗ lực chung của Trung Quốc và ASEAN, tình hình ở biển Đông đang diễn biến theo hướng tích cực, cũng như trở lại con đường đối thoại và tham vấn. Tuy nhiên, bấy lây nay Bắc Kinh luôn thể hiện sự bất nhất giữa lời nói và hành động. Ông Ngô mồm nói sẽ tiếp tục bảo vệ luật hàng hải quốc tế nhưng rồi sau đó vẫn một mực bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực LHQ tại La Haye hồi tháng 7-2016.

Không dễ bị sập bẫy của Trung Quốc Mỹ và các nước liên quan đã thể hiện thái độ một cách kiên quyết. Các cơ quan tình báo Lầu Năm Góc theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến quân sự, sẵn sàng giáng trả mọi hành động leo thang hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Tờ Washington Times nêu rõ ý kiến của một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, rằng nỗi lo ngày càng tăng khi Trung Quốc đang cập nhật học thuyết quân sự: “Chiến lược mới của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phòng thủ sang tấn công” .

Không chỉ có việc chuyển từ thủ sang công, Bắc Kinh còn theo đuổi kế hoạch tinh giản cơ cấu quân đội, với mục tiêu nâng cấp nó thành một lực lượng quân sự công nghệ cao. Lực lượng này có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự phối hợp chung, tương tự cách quân đội Mỹ hoạt động trong nhiều thập niên vừa qua.

Trang Diplomat thông tin, dự luật mang tên “Đạo luật trừng phạt tại biển Đông và biển Hoa Đông 2016” đã đề xuất việc trừng phạt các cá nhân, tổ chức của Trung Quốc bị cáo buộc tham gia những hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này. Rằng những hành động hung hăng của Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông hay tiếp tục xây đảo nhân tạo trái phép… là bất hợp pháp, đe dọa an ninh khu vực và hoạt động thương mại của Mỹ.

Nếu được thông qua, dự luật trừng phạt Trung Quốc thể hiện sự thay đổi một cách cứng rắn trong chính sách của Mỹ. Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump đã chính thức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về sự bành trướng quân sự ở Biển Đông. Và rồi sắp tới ông ta sẽ phải thực hiện một loạt biện pháp trừng phạt không chỉ nhằm vào các cá nhân, tổ chức Trung Quốc hoạt động ở biển Đông, mà còn trừng phạt các tổ chức tài chính của bên thứ ba cùng tham gia.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo dự luật này nếu được thông qua có thể hủy hoại quan hệ song phương Mỹ – Trung Quốc, thậm chí đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Ngoài việc trừng phạt, dự luật cũng đề xuất hạn chế viện trợ đối với các nước đứng a dua với Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển. Rõ ràng về cơ bản, Mỹ đã thay đổi lập trường của mình , dứt khoát không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Đặc biệt, nếu dự luật nêu trên có hiệu lực nó có thể mang lại sức mạnh thực tế cho phán quyết của Tòa án quốc tế về bác bỏ yêu sách đại vô lý về chủ quyền Trung Quốc đối với “ao nhà” biển Đông.

Cùng với Mỹ, Nhật Bản cũng đã và đang tích cực chuẩn bị cho dự luật trừng phạt này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến đến Australia vào tháng 1-2017 để thảo luận những bước đi tiếp theo về tranh chấp ở biển Đông. Ngoài ra ông S. Abe cũng sẽ thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong chuyến công du tại các quốc gia châu Á vào giữa tháng 1-2017 gồm Australia, Indonesia, Philippines và Việt Nam trước cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ở Mỹ vào cuối tháng tới.

Bà Donna Weeks, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Musashino (Nhật Bản), cho rằng chuyến công du của ông Abe nhằm tìm cách thúc đẩy liên minh khu vực trong bối cảnh các cam kết của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương trở nên thiếu chắc chắn trước những thay đổi chính sách gây tranh cãi của ông Trump.

Trong tình hình hiện nay khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển Đông, ráo riết gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực, các nước liên quan phải lấy Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) làm chỗ dựa vững chắc. UNCLOS là văn bản pháp lý tối quan trọng, quy định mọi hoạt động liên quan đến đại dương và biển, đóng góp cho hòa bình – an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh, tự do hàng hải và hàng không trên biển. Đó còn là khuôn khổ toàn diện và hiệu quả nhất trong việc giải quyết các tranh chấp, không một quốc gia nào cố tình và ngang nhiên giẫm đạp luật pháp quốc tế.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký và phê chuẩn công ước. Việt Nam đã luôn tuân thủ các quy định của UNCLOS và kiên trì kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nước này chưa lên tiếng về dự luật trừng phạt của Mỹ.

Nhưng cũng có thể hiểu, im lặng là biểu thị sự tán đồng.

Sao lại không tán đồng và ủng hộ sự công bằng của luật pháp quốc tế! Pháp thuật hô phong hoán vũ, “vô trung sinh hữu, vô hữu sinh trung” (biến không thành có, biến có thành không) của những ông Tầu khựa đã qua, đã hết thiêng rồi.

RELATED ARTICLES

Tin mới