Tuesday, September 17, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ sẽ cứng rắn hơn với TQ sau vụ tàu lặn UUV

Mỹ sẽ cứng rắn hơn với TQ sau vụ tàu lặn UUV

Tác giả bài bình luận trên CNN cho rằng, sau vụ tàu TQ thu thiết bị lặn của tàu Mỹ ở Biển Đông, nếu Mỹ không cứng rắn, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thách thức chính phủ mới của Mỹ.

Một thiết bị tương tự như loại bị TQ thu giữ. Ảnh: AFP

CNN ngày 17/12 đăng bài phân tích của học giả Michael Auslin, tác giả một cuốn sách sắp xuất bản về “thế kỷ Châu Á”, trong đó tác giả cho rằng Trung Quốc đã hành xử cứng rắn đối với cả chính quyền đương nhiệm cởi mở của ông Obama cũng như chính quyền tập trung vào đối nội của ông Trump, khi thu giữ thiết bị không người lái dưới nước của Mỹ trên vùng biển quốc tế.

Hành động cố ý coi thường luật pháp quốc tế

Theo đó, có vẻ như một tàu Trung Quốc đã tiếp cận một tàu nghiên cứu hải dương học của Mỹ đủ gần, để có thể thu giữ được thiết bị không người lái, ở thời điểm mà tàu Mỹ cũng đang chuẩn bị thu về.

Điều đó cho thấy một sự đe dọa, đối đầu cố ý chứ không phải là một hành động “nhìn thấy và thu” trên một vùng biển vắng vẻ không người.

Sự việc lần này cũng giống như một sự việc xảy ra vào năm 2009, khi tàu Trung Quốc quấy rối tàu USNS Impeccable trên biển Đông, mục tiêu lần này của Trung Quốc cũng là nhắm vào thiết bị không người lái.

Nhưng theo tác giả Michael Auslin, lần này, phía Trung Quốc đã trắng trợn coi thường luật pháp quốc tế và thu giữ trái phép tài sản của Mỹ, và gây nguy hiểm cho các nhân viên quân sự Mỹ trên biển.

Một hành động mang tính chất leo thang như vậy không phải là cách mà Trung Quốc hay làm. Thông qua sự việc này, Bắc Kinh đã chuyển đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ nên sẵn sàng cho những hành động ngày càng nguy hiểm hơn.

Đây có thể coi là một sự khiêu khích, cũng như phản ứng của Trung Quốc khi tổng thống đắc cử Donald Trump thách thức chính sách “Một Trung Quốc” mới đây.

Hành động thu giữ thiết bị này cũng diễn ra đúng lúc mối quan hệ giữa chính phủ của ông Obama và Bắc Kinh đang đi xuống, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa trái phép các đảo đã chiếm giữ ở Trường Sa, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – ND).

Trên các đảo này, Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống chống tên lửa, chống máy bay quân sự và tiến tới có thể biến thành các căn cứ có khả năng tấn công. 

Các lãnh đạo cấp cao của quân đội Mỹ đã lên tiếng phản đối những động thái này.

Các phát ngôn từ phía Mỹ làm cho Bắc Kinh thấy rằng: Washington sẽ không ngồi yên khi Trung Quốc thách thức hàng thập kỷ nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì một vùng biển hòa bình ở Châu Á. 

Mỹ nên có phản ứng với Trung Quốc thế nào?

Cho đến ngày 20/1/2017 – khi Tổng thống đắc cử nhậm chức – thì trách nhiệm lên tiếng và phát ngôn chính thức về vụ việc vẫn là của Tổng thống đương nhiệm, ông Obama.

Hành động của Trung Quốc đưa ra cho ông Obama hai lựa chọn:

Thứ nhất, ông Obama có thể “đầu hàng” trước động thái leo thang hiếu chiến của Trung Quốc và kết thúc nhiệm kỳ.

Thứ hai, ông Obama có thể có phản ứng cứng rắn chống lại việc Trung Quốc gây mất ổn định trên Biển Đông.

Dù ông Obama có chọn cách nào, thì cách đó gần như chắc chắn sẽ được tiếp tục bởi chính quyền mới, trong bối cảnh ngày nhậm chức của tổng thống mới đã cận kề.

Theo tác giả Michael Auslin, Mỹ đã chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc trả lại thiết bị không người lái, nhưng các phản ứng ngoại giao là chưa đủ.

Chắc chắn phía Trung Quốc sẽ trao trả thiết bị sau vài ngày thu giữ, nhưng nếu chính quyền của ông Obama chỉ phản ứng mềm mỏng thì điều đó sẽ làm Trung Quốc sẽ ngày càng hiếu chiến hơn nữa.

Chính quyền của ông Obama nên làm rõ rằng, nếu thiết bị không được trả lại, thì các động thái trả đũa mạnh mẽ hơn sẽ diễn ra, bao gồm cả việc giảm tiếp xúc quân sự và không mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).

Mỹ cũng có thể đồng thời xem xét áp dụng các lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc có quan hệ với giới quân sự và từ chối cấp visa cho các quan chức cấp cao Trung Quốc.

Theo tác giả, Washington cũng nên làm rõ rằng nếu các hành động tương tự còn diễn ra, Mỹ sẽ có những hành động như ủng hộ cho các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng và cung cấp vũ khí cho các quốc gia này.

Mỹ sẽ phải duy trì sự hiện diện liên tục của mình trên vùng biển tranh chấp, tự do hoạt động gần vùng biển tranh chấp.

Cả hai phía Mỹ và Trung Quốc nên thận trọng với tình huống là những cái đầu lạnh không còn nữa, thay vào đó là những quyết định dựa trên cảm tính, cảm xúc.

Những va chạm giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc, xảy ra trên vùng biển đang tranh chấp, có nguy cơ sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng thực sự, thậm chí là đụng độ quân sự.

Thời điểm này cũng khá rủi ro cho Mỹ trong việc chọn một đường lối cứng rắn với Trung Quốc, nhưng nếu không làm vậy thì trong tương lai, Washington có thể cũng không còn lựa chọn nào khác. Không cứng rắn với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc Mỹ chấp nhận giảm uy tín của mình ở Châu Á.

Hiểu một cách đơn giản, bản chất sự việc là chấm dứt việc bành trướng, hăm dọa và duy trì sự ổn định trên con đường thủy tấp nập nhất thế giới.

Dù chính quyền Obama có chọn cách phản ứng như thế nào, tổng thống đắc cử Donald Trump cũng nên chuẩn bị hơn nữa cho những hành động bất ngờ từ phía Trung Quốc nhằm mục đích đẩy lùi ý định thách thức quan hệ Mỹ – Trung của ông.

Chính quyền Trump nên suy tính về cách đáp trả trước những thách thức tương tự trong tương lai của Trung Quốc cũng như trước rủi ro bị đẩy vào thê phòng phủ và sẽ phản ứng thái quá trước một đối thủ đầy khiêu khích.

Tác giả bài bình luận trên CNN cho rằng, nếu Mỹ không cứng rắn, Bắc Kinh sẽ nhận được thông điệp sai lầm và tiếp tục thách thức chính phủ Mỹ. Đến một lúc nào đó, khi Trung Quốc tính toán sai lầm hoặc có các hành động không thể chấp nhận được, Mỹ chắc chắn sẽ có phản ứng mạnh hơn.

Một phản ứng cứng rắn của Mỹ lúc này là lựa chọn tốt nhất, để ngăn chặn những hành động mang tính trả đũa tồi tệ hơn từ phía Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới