Sunday, September 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTàu Liêu Ninh cứ việc tập trận nhưng đừng dại mà trở...

Tàu Liêu Ninh cứ việc tập trận nhưng đừng dại mà trở thành bia bắn

Tàu sân bay Liêu Ninh tác chiến gần bờ thì chỉ là bia bắn cho tên lửa bờ hiện đại và với lối đánh tập kích dồn dập nhiều hướng, nhiều tầng có thể làm cho nó mất sức chiến đấu.

Tiêm kích trên hạm huấn luyện cất. hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Trong công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của quân đội, thì thuật ngữ “tập trận” là bài kiểm tra cuối cùng kết gắn những giai đoạn huấn luyện của đơn vị, nâng cao khả năng chiến đấu, khả năng hợp đồng tác chiến giữa đơn vị các cấp.

Về hình thức có 2 dạng tập trận, tập trận theo kế hoạch và tập trận đột xuất. Tập trận theo kế hoạch thông thường xảy ra cuối đợt huấn luyện SSCĐ, còn tập trận đột xuất xảy ra chủ yếu nhằm phục vụ chủ yếu cho mục tiêu chính trị, răn đe, gửi thông điệp… mà trong đó nâng cao năng lực tác chiến là phụ.

Gần đây liên tục có những thông tin cho rằng Trung Quốc sắp đưa tàu sân bay (TSB) đầu tiên là Liêu Ninh vào tập trận. Khu vực tập trận thì Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa chính thông báo, nhưng dư luận tung ra là có thể ở Biển Đông, Hoa Đông hay xa hơn là giữa Thái Bình Dương…

Tập trận hay huấn luyện ngiệp vụ?

Trong 10 quốc gia sở hữu tàu sân bay là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brasil, Italia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Chúng ta chỉ lưu ý đến Trung Quốc và Mỹ (vì Trung Quốc đang có ý tưởng tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới với Mỹ).

Chẳng ai rỗi công đi so sánh chất lượng, số lượng về tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc làm gì. Cái chúng ta cần là hiểu xem Trung Quốc có khả năng gì với tàu sân bay khi họ phát tín hiệu đưa Liêu Ninh ra tập trận.

Về kinh nghiệm sử dụng, hoạt động TSB thì Trung Quốc là một con số “0” tròn trĩnh, nhưng thấy 11 TSB Mỹ hoạt động tạo nên một sức mạnh khủng khiếp như vậy trên đại dương mà ham muốn có ngay được như Mỹ, dù chỉ bằng 1/11 chiếc của họ là “mơ giữa ban ngày”.

Bạn có thể dùng tiền để mua một đội bóng đá vô địch thế giới, nhưng để có một đội bóng đá quốc gia vô địch thế giới thì không thể. Có những thứ không phải có nhiều tiền, có đông dân… là được.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, người Trung Quốc nên biết điều này:

Chỉ riêng trong năm 1954 – đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp những cải tiến mới cho máy bay bay cất hạ cánh, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.

Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá phải trả cho việc bá chủ biển cả.

Gần đây nhất, Nga đã hiểu thế nào là tác chiến của Hạm đội tàu sân bay khi đưa tàu sân bay Kuznetsov vào tác chiến tại Địa Trung Hải-Syria. Chỉ trong chưa đầy 2 tuần, 2 chiếc máy bay tiêm kích hiện đại MiG-29K và Su-33 đã biến thành “rặng san hô dưới đáy biển”, may mắn là phi công thoát chết.

Trung Quốc, ngày nay, dù ở trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, dù giỏi “copy” nhưng trình độ công nghệ TSB, trình độ hoạt động trên tàu sân bay hiện tại thì vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó chứ không nói gì đến hiện nay.

Không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc không có nghĩa “miễn nhiễm” với mối nguy hiểm này. “Không có bữa trưa nào miễn phí”!

Chỉ huy tàu sân bay Geroge Washington là David Lausman nói: “Tàu thường huấn luyện trên 100 chuyến máy bay cất, hạ cánh mỗi ngày. Có như vậy mới gọi là TSB, chứ nếu chỉ ngồi không trên chiếc tàu trôi nổi ra biển thì không phải là trọng điểm của sản xuất TSB”.

Tướng Doãn Trác, một trong những vị tướng “diều hâu” trên Biển Đông mà đã từng thừa nhận “cái gọi là TSB của Trung Quốc đương nhiên là TSB dùng để huấn luyện, là mặt bằng nghiên cứu khoa học”…thì có lẽ là thật, là hợp lý.

Như vậy, tin tức cho rằng TSB Trung Quốc sẽ tập trận ở Biển Đông hay đâu đó để “cảnh báo cứng rắn” cho chính quyền mới của Mỹ… là thiếu thuyết phục và có tính thổi phồng của giới truyền thông.

Tập trận trên biển Đông? Xin cứ việc!

Tàu sân bay vốn được xem là là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó.

Tàu sân bay là phương tiện vũ khí chỉ dành cho các quốc gia tác chiến xa ngoài lãnh hải, lãnh thổ của mình. Là một sân bay di động trên mặt biển, và nhiệm vụ chủ yếu của nó là để cho máy bay cất cánh và hạ cánh.

Đưa một tàu sân bay ra Biển Đông hay Biển Hoa Đông để tập cất cánh hạ cánh… khác với tập trận. Khi tàu sân bay Liêu Ninh tập trận ở những vùng biển trên là thật thì có nghĩa là nó đã sẵn sàng cho tác chiến. Vậy, nếu tác chiến ở Biển Đông, vai trò, vị trí của tàu sân bay Liêu Ninh sẽ như thế nào?

Có quan điểm cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh tác chiến tại Biển Đông trong khi Trung Quốc có ít nhất 2 sân bay tại Phú Lâm và Chữ Thập mà quốc gia này chiếm đóng và xây dựng trái phép là thừa, Liêu Ninh, hay sắp tới 2 tàu sân bay của Trung Quốc đang đóng mới sẽ chỉ tác chiến ở Hoa Đông và ngoài chuỗi đảo thứ 2… là chưa thuyết phục.

Các sân bay trên đảo tuy không thể “đánh chìm” nhưng rất dễ bị khống chế bằng tên lửa hành trình, số lượng máy bay lại không lớn, nhưng khi có Liêu Ninh với 30 chiếc máy bay sẽ tạo ra một đòn tấn công tập trung, liên tục, quy mô, khiến cho phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” dễ thành công.

Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động sống còn của TSB là phải ngoài tầm hỏa lực của lực lượng phòng thủ bờ, càng xa càng tốt. Trong khi biển Đông chỉ như một “cái ao” thì không phải là nơi cho bất cứ TSB nào của bất cứ ai, dù là Mỹ hay Trung Quốc vùng vẫy.

TSB tác chiến càng gần bờ thì chỉ là bia bắn, không những cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại của đối phương mà thậm chí với lối đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, nhiều lực lượng, liên tục dồn dập cũng có thể làm cho TSB mất sức chiến đấu.

Như vậy, hiện nay, nếu tác chiến tại Biển Đông tàu sân bay sẽ bị uy hiếp bởi cả công nghệ (vũ khí tiên tiến hiện đại) và chiến thuật (lối đánh).

Việc tàu sân bay Liêu Ninh và sắp tới những tàu sân bay khác nữa của Trung Quốc hoạt động tác chiến ở Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Nhật Bản tuyên bố sẽ “theo dõi chặt chẽ” hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh, còn lính trắc thủ tên lửa của nhiều nước chắc cũng muốn “xem” hình dạng nó ra sao…

Cuộc tập trận của Liêu Ninh như truyền thông giật tít là sẽ khiến cho Tổng thống Mỹ Donald Trump “ngồi nhổm dậy” hay không thì chưa biết, xin cứ việc, nhưng chớ coi thường những quốc gia có khả năng và quyết tâm phòng thủ.

RELATED ARTICLES

Tin mới