Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinTruyền thông Mỹ: Trừng phạt Nga chỉ là trò hề

Truyền thông Mỹ: Trừng phạt Nga chỉ là trò hề

Tờ báo Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc trừng phạt Nga là “trò hề” và nhằm đánh lạc hướng dư luận trước những thất bại ngoại giao.

Bóc mẽ trò trừng phạt

Tờ Hufington Post của Mỹ vừa có bài viết chỉ trích Tổng thống Barack Obama vì lệnh trừng phạt chống Nga. Đáng chú ý, đây là tờ báo vốn được đánh giá luôn ủng hộ Đảng Dân chủ.

Tờ báo này cho rằng ông Obama đã cố gắng chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi thất bại trong chính sách ngoại giao gần đây.

Một tuần trước, Mỹ đã cho phép Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua một nghị quyết chống Israel, gây tổn thương nặng nề đối với đồng minh thân cận nhất của Washington.

Tổng thống Obama hứng chịu một loạt những lời chỉ trích, đồng thời bị cáo buộc là đã để cho ác cảm cá nhân của ông đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lấn át.

Theo Huffington Post, biện pháp trừng phạt chống Nga chỉ là “trò hề trên sân khấu” và ông Obama muốn dư luận nhìn nhận mình như một chính trị gia cứng rắn và mạnh mẽ.

Báo trên cũng cho rằng vấn đề không chỉ có vậy, khi chính quyền sắp mãn nhiệm có thể đang cố gắng phức tạp hóa công việc của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tờ báo Mỹ viết: “Lệnh trừng phạt Nga được thiết kế để đánh lạc dư luận khỏi sự thất bại của Israel tại Liên hiệp quốc. Tuyên bố của Tổng thống Obama về lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã được đưa ra trong thời điểm cực kỳ thuận lợi về khía cạnh thông tin”.

Sẽ có thay đổi?

Trong khi đó, đánh giá về sự khác biệt trong quan điểm giữa ông Obama và Tổng thống đắc cử Donald Trump về Nga, trang Vox News của Mỹ cũng đã có bài phân tích sâu.

Theo đó, ông Obama đã dành 2 nhiệm kỳ tổng thống để tăng cường quan hệ với Trung Quốc, đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ, đồng thời cố tìm cách cô lập và trừng phạt nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin.

Trong những năm gần đây, Mỹ và Nga có cách hành động hoàn toàn khác nhau. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, tiến hành can dự quân sự vào Syria năm 2015, và mới đây nhất có những cáo buộc rằng các tin tặc Nga đã can thiệp để làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ, ông Obama tin chắc rằng Nga là một mối đe dọa đối với trật tự quốc tế, là một chính quyền không bao giờ “chơi đúng luật”.

Bao My coi trung phat Nga la tro he

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Trái lại, ông Trump lại có cách nhìn hoàn toàn khác khi cho rằng Tổng thống Nga Putin không đe dọa nền tảng của phương Tây, là một nhà lãnh đạo cứng rắn và tài năng, là một đối tác tiềm năng trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan.

Ông Trump đã công khai lên án CIA, cơ quan quả quyết rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua ở Mỹ nhằm làm tăng cơ hội chiến thắng của ông Trump.

Bài viết của 2 tác giả Zack Beauchamp và Zeeshan Aleem đăng tải trên tờ Vox News cho rằng tất cả những động thái nói trên đánh dấu bước ngoặt đáng kể trong chính sách.

Hai tác giả này thừa nhận ông Trump có xu hướng thân Moscow khá rõ ràng và bày tỏ lo ngại điều đó có thể “gây mất ổn định nền chính trị toàn cầu, phá hủy các liên minh đã được thiết lập trước đây và sẽ khuyến khích Moscow mở rộng quy mô các hành động”.

Quyết định bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể là một bước đi rõ ràng và quy mô lớn nhất của ông Trump nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ với Nga.

Ngoài ra, cơ hội lớn thứ hai để tái lập quan hệ Mỹ-Nga là thiết lập quan hệ đối tác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria mặc dù sẽ có những tiếng nói phản đối trong chính nước Mỹ, đặc biệt là Lầu Năm Góc và CIA.

Lĩnh vực quan trọng thứ ba mà ông Trump có thể làm dịu căng thẳng với Nga là cách tiếp cận NATO. Tuy nhiên, hai tác giả cảnh báo điều này có thể giúp Nga “thư giãn” và có thêm những đòn bẩy mới ở Đông Âu trong khi các đồng minh của Mỹ trong NATO sẽ hoài nghi về vai trò của Mỹ.

Trung Quốc thế chỗ Nga?

Cũng theo Vox News, Tổng thống đắc cử Mỹ có quan điểm khác với người tiền nhiệm về Trung Quốc. Ông Trump “xem Trung Quốc là mối đe dọa”, và bước đi đầu tiên của ông sẽ là đưa ra “lập trường cứng rắn trong các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc có mâu thuẫn”.

Ông Trump cho rằng đối với Trung Quốc, các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã đối xử với nước này quá nhẹ nhàng. Theo ông, Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ, và nước này phải chịu trách nhiệm về tình trạng rất nhiều người Mỹ đã mất việc làm.

Bao My coi trung phat Nga la tro he

Chính quyền của ông Trump sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Mặt khác, những tuyên bố hùng hồn của ông Trump có thể là một phương pháp tốt để mặc cả nhằm mục đích “đảm bảo lập trường mạnh mẽ của Mỹ trong các cuộc đàm phán” và “cuối cùng đạt được thỏa thuận bất ngờ với Trung Quốc – đối thủ lớn nhất của Mỹ”.

Để đạt được mục đích đó, ông Trump sẵn sàng hành động mạo hiểm hơn rất nhiều so với ông Obama, người đã phản đối bất kỳ động thái nào có khả năng gây rủi ro cho quan hệ Mỹ-Trung.

Ông Trump có các đòn bẩy để gây ảnh hưởng đến Trung Quốc, ví dụ bán các loại vũ khí tiên tiến cho các nước gần trong khu vực; Tăng cường các chương trình huấn luyện quân sự ở Đài Loan; Gia tăng hoạt động quân sự của Mỹ trong các “vùng căng thẳng”, ví dụ tuần tra ở Biển Đông; Thực hiện, ít nhất là một phần, việc áp mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng từ Trung Quốc.

Bao My coi trung phat Nga la tro he

Trung Quốc sẽ thành mục tiêu mới thay Nga?

Ngược lại, Mỹ có những rủi ro của mình như việc bán vũ khí hoặc tuần tra, sẽ tạo cơ hội để Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây bất ổn, hoặc sẽ khiêu khích Bắc Kinh thực hiện những bước đi nguy hiểm hơn.

Các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ chống Trung Quốc có thể gây hại cho nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn còn một vũ khí quan trọng, đó là nước này đang sở hữu một lượng lớn chứng khoán Mỹ.

Tổng thống đắc cử Mỹ đã cho thấy quan điểm coi Nga là một đối tác tiềm năng, còn Trung Quốc là một đối thủ tiềm năng. Sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi.

Nếu ông Trump thực thi các bước đi đã tuyên bố, ít nhất là trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu thế chỗ Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới