Friday, April 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiLý giải việc chặt cao su bán cho TQ: Đúng hay sai?

Lý giải việc chặt cao su bán cho TQ: Đúng hay sai?

Việc dân chặt gỗ cao su bán cho Trung Quốc thực chất là quá trình tái canh tất yếu hàng năm, chứ không phải do giá thành mủ xuống thấp.

99 26

Người dân đang ồ ạt chặt gỗ cao su bán cho Trung Quốc.

Chỉ là trồng tái canh

Trước thông tin trên địa bàn xuất hiện tình trạng người dân chặt gỗ cây cao su bán cho DN Trung Quốc, một số lãnh đạo tỉnh như Gia Lai đã có những giải thích cụ thể.

Trao đổi thêm với chúng tôi, ngày 30/12, ông Trương Phước Anh – Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai cho biết: “Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc người dân chặt gỗ cây cao su, nhưng thực tế, không phải dân chặt vì giá thành mủ cao su xuống thấp, nên chúng ta cứ bình tĩnh.

Thực tế, Tập đoàn cao su có chiến lược là tái canh, quá trình này là tất yếu, mà giá cao su đang dần ấm lên, chứ không thấp, không đến mức dân phải chặt đi bán gỗ. Chẳng qua giai đoạn lúc này đang chuẩn bị cho việc tái canh, sự thật là như vậy”.

Theo vị Giám đốc Sở thì việc tái canh thường áp dụng cho những vườn cao su năng suất sản lượng không có, điều kiện bên ngoài tác động hoặc những vườn cây cách đây 20-30 năm họ bỏ đi, đó là chuyện bình thường chứ không phải chặt cây bán gỗ cho Trung Quốc.

Trước lo ngại Trung Quốc chỉ thu mua cây có đường kính 35-40cm là nằm trong giai đoạn lấy mủ, ông Anh nói rõ: “Đây là lớp cây cũng nằm trong dạng chương trình tái canh, lớn tuổi rồi chứ không phải nhỏ, giai đoạn lấy mủ”.

Trong khi đó, cũng chia sẻ thông tin với chúng tôi, ông Đinh Duy Vượt- Tỉnh ủy viên, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, ĐBQH tỉnh Gia Lai cho biết: “Tôi cũng đã nắm được thông tin về vấn đề này, nhưng chưa xuống địa phương tiếp cận cụ thể xem cụ thể nơi nào chặt.

Chúng tôi cũng sẽ có chương trình kiểm tra thực tế, để nắm bắt xem huyện nào, vùng nào đang làm việc này. Chúng tôi sẽ kiểm tra, thông tin này không thể chậm trễ được, quá nguy hiểm”.

Giá cao su có tụt đến đâu cũng không bị lỗ

Trước sự việc trên, trao đổi với chúng tôi, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ cho biết: “Vào các năm 2006-2010, phong trào trồng cao su tại Tây Nguyên và một số tỉnh Miền Trung đã huỷ hoại hàng trăm nghìn ha rừng tự nhiên, do thông báo số 125 ngày 14/08/2006 của Văn phòng chính phủ về kết luận của thủ tướng CP cho phép trồng đến năm 2012 sẽ đạt 90000ha.

Nhưng mới đến năm 2009 đã vượt 90.000 ha rồi. 3 nguồn đất được sử dụng là : Đất trống trọc, chưa sử dụng. Đất đã trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp nhưng thất bại. Đất rừng tự nhiên nghèo kiệt.

Tất nhiên Tập đoàn công nghiệp cao su, công ty cao su các tỉnh, các đại gia và cả nông dân đêu hăm hở chặt rừng tự nhiên nghèo nhưng đất lại rất giàu dinh dưỡng (cón 2 loại đất khác vẫn bỏ hoang) ấy là chưa nói đến chia sẻ lợi ích gỗ rừng tự nhiên khi khai hoang.

Lứa cao su trồng đầu tiên vào nam 2006, nay đã 10 tuổi, có thể trích mủ thử nghiệm được vài năm ở nơi đất tốt, khi đó đường kinh thân cây có thể đạt 10-13 cm (hay chu vi 30-40 cm).

Do giá mủ cao su thế giới trong 5 năm vừa qua giảm mạnh nên nơi nào đất xấu (năng suất mủ dưới 1000 kg/ha/năm) có nguy cơ lỗ vốn. So với 400 nghìn ha cao su Pháp trồng tại Đồng Nai. Sông Bé, Tây Ninh từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1975 thì năng suất cao nên dù giá cao su có tụt đến đâu cũng không bị lỗ”.

Bên cạnh đó, theo ông Lung, giá gỗ cao su hiện nay đắt hơn cả các loại gỗ quý hiếm vì vừa trắng mịn, vừa nhẹ, muốn nhuộm màu gì cũng dễ, muốn cứng bao nhiêu chỉ cần ép chất lignin vào là cứng như sắt. Nếu chủ rừng xin cấp chứng chỉ FSC thì được thông thương trên mọi thị trường thế giới , không cần qua tay TQ.

Thông thường sau 25 năm trích mủ, rừng già cỗi mới khai thác gỗ để trồng lại. Tính giá gỗ cao su tận dụng 70-120m3/Ha, đường kính 25-40cm sẽ không kém trồng rừng lấy gỗ keo, bạch đàn, sao, dầu…

“TQ buôn bán, lừa lọc VN mãi rồi cũng thành quen, dân không thể chống lại được”, ông Lung nhấn mạnh..

Mánh khóe của Trung Quốc

Đồng tình quan điểm, chia sẻ với chúng tôi, TS Vũ Ngọc Thành, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cho biết: “Cây cao su theo tôi cũng không thoát khỏi cái chu trình cung – cầu như các cây công nghiệp khác phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như cà phê, tiêu, thanh long, ca cao.

Thậm chí, cứ được mùa thì giá lại rất rẻ, còn sau khi dân chặt phá đi lại tăng giá, chưa kể là việc đầu cơ bên Trung Quốc.

Hầu như các nhà thương lái nào họ cũng có mánh khóe mua giá rất cao để chặt bán cho họ, rồi họ lại quay lại bán cho mình, hiện VN mua rất nhiều gỗ cao su. Dân mình thì hám lợi, mà nhà nước thì thiếu định hướng cho dân kịp thời”.

Theo ông Thành, chính vì thế, việc ồ ạt trồng cao su ở Tây Bắc là sai lầm, cây cao su là cây nhiệt đới điển hình, có thể đem trồng ở các vùng bán ôn đới như Tây Bắc, Đông Bắc nó vẫn sống nhưng phát triển kém, không có mủ, nên về mặt kinh tế bị ảnh hưởng nhiều, không có sản lượng như mong muốn, cuối cùng chỉ dân thiệt thôi.

Ngay cả vùng Quảng Bình, Quảng Trị không lạnh lắm, trồng năng suất còn kém, nói gì đến vùng Tây Bắc, đây là hệ quả của việc nóng vội giúp dân xóa đói giảm nghèo, nghĩ cao su là “vàng trắng”.

Cái chính ở đây, đáng lẽ phải có cơ sở thí nghiệm trồng đánh giá xem có lợi, hại ra sao, thử nghiệm hàng năm chục năm thì lại quá dài nên nóng vội, cây vừa trồng đã bảo tốt lắm.

“Tôi chỉ đặt câu hỏi nếu cây cao su trồng tốt sao các nước khác không trồng mà cứ phải là VN. Chúng ta vẫn có định hướng nhưng định hướng đó không theo cơ sở khoa học. Mới chỉ là cứ làm theo phong trào, cuối cùng nông dân thiệt hại, kinh phí nhà nước ảnh hưởng mà kinh phí nhà nước cũng là của dân.

Trong khi, chỉ có 1 hướng tiêu thụ, nên khi họ không nhập nữa là chết, giá thành sụt giảm cũng chỉ dân khổ. Hơn nữa, cũng không có ngành công nghiệp chế biến cao su tốt, nên cứ xuất mủ tươi, mà dạng tươi trả lại thì chỉ có đổ đi”, ông Thành phân tích.

RELATED ARTICLES

Tin mới