Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giới“Tuyệt chiêu” của Nga khiến TQ hết đường làm nhái SU-35

“Tuyệt chiêu” của Nga khiến TQ hết đường làm nhái SU-35

Chuyên gia Nga cho rằng, nếu Trung Quốc muốn tiếp cận bộ phận cốt lõi của động cơ trên tiêm kích Su-35 thì chỉ có cách phá hủy toàn bộ động cơ.

Tiêm kích Su-35 trong một lần tham gia bay trình diễn ở Trung Quốc. Ảnh: fotografersha.livejournal.com

Với việc Nga bàn giao cho Trung Quốc chiến đấu cơ Su-35 vào cuối năm 2016, những việc lùm xùm liên quan đến việc bàn giao chiến đấu cơ này cuối cùng dường như cũng đã được giải quyết.

Theo một số nguồn tin, để phòng chống Trung Quốc sao chép Su-35 và có được công nghệ tiên tiến, Nga đã cung ứng động cơ “hàn chết” cho Su-35, khiến Trung Quốc không thể sao chép. Chuyên gia Nga cho rằng, nếu nước này muốn tiếp cận bộ phận cốt lõi của động cơ thì phải phá hủy toàn bộ động cơ.

Có thể nói, việc Trung quốc trang bị Su-35 của Nga là một chương trình mua sắm vũ khí có nhiều tranh cãi nhất của nước này trong mấy năm nay, các quan điểm chủ yếu trong tranh cãi là tại sao trong điều kiện thúc đẩy nghiên cứu thành công các chiến đấu cơ như J-20, J-11D và J-16, mà Trung Quốc vẫn phải trang bị máy bay Su-35.

Có người cho rằng hoàn toàn không cần phải mua loại máy bay này, nhưng cũng có người cho rằng Trung Quốc mua Su-35 là vì nước này trong thời gian ngắn không có khả năng sản xuất loại chiến đấu cơ có trình độ hiện đại giống như Su-35, cho nên việc mua Su-35 là để Không quân Trung Quốc có thể nhanh chóng hình thành sức chiến đấu.

Mặt khác việc mua Su-35 có thể giúp Trung Quốc học, thậm chí trực tiếp sử dụng động cơ của nó cho tiêm kích J-20 nội địa. Giả thiết này đã xuất hiện từ lâu và không phải là không có lý.

Có quan điểm chỉ ra, với việc Trung Quốc trang bị Su-35 và động cơ 117S của nó, thiết bị bảo trì đại tu liên quan đến động cơ cũng phải trang bị đồng bộ.

Tuy động cơ này không có ưu thế rõ rệt so với một động cơ Nga khác mà J-20 đã trang bị, nhưng nó vẫn có thể trở thành hình mẫu tham khảo quan trọng cho ngành công nghiệp động cơ hàng không của Trung Quốc.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển véc-tơ lực đẩy tiên tiến của Su-35 được tích hợp đồng bộ khiến Trung Quốc thèm thuồng bởi hiện nay họ mới chỉ ở giai đoạn đầu “bắt chước”, tuy về kết cấu đã có sự tiến triển, nhưng về tổng thể thì còn lâu mới đạt được trình độ của Nga. Vì vậy đối với việc trang bị Su-35 mà nói, là một đối tượng học tập rất hiếm cho Trung Quốc.

Tuy nhiên do trước kia Trung Quốc từng có “tiền án” liên quan đến tiêm kích Su-27, khiến Nga rất khó ngăn chặn việc lấy cắp công nghệ đen của Trung Quốc, lần này để bảo đảm bí mất của Su-35, Nga thậm chí “hàn chết” động cơ, khiến Trung Quốc khó có thể tiếp cận được bộ phận cốt lõi của nó.

RELATED ARTICLES

Tin mới