Saturday, September 7, 2024
Trang chủBiển nóngNỗ lực của Nhật Bản nhằm ổn định tình hình Biển Đông

Nỗ lực của Nhật Bản nhằm ổn định tình hình Biển Đông

Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là rất quan trọng với chúng tôi. Điều hướng khu vực này một cách thường xuyên cũng rất quan trọng đối với chúng tôi.

49 27

Một hoạt động của Hải quân Nhật Bản tại Philippines, ảnh: WSJ.

The Japan Times ngày 7/1 đưa tin, Cảnh sát biển Nhật Bản đã lên kế hoạch thành lập một tổ chức chuyên giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực bảo đảm an ninh biển, đáp ứng với sự leo thang ngày càng tăng từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.

Đây là một phần trong những nỗ lực của Tokyo nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các nước Đông Nam Á, để bảo vệ các quy tắc của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Ngoài những tranh chấp này (do Trung Quốc gây ra), cảnh sát biển các nước Đông Nam Á còn phải đối mặt với nhu cầu cấp bách để tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên và nạn cướp biển.

Tổ chức mới sẽ được Cảnh sát biển Nhật Bản ra mắt vào tháng Tư này, có nhiệm vụ tham gia các hoạt động đào tạo, hội thảo quốc tế về bảo đảm trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, các quan chức Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản tiếp tục cung cấp tàu tuần tra đến một số quốc gia. Cảnh sát biển Nhật Bản thường xuyên tham gia các hoạt động đào tạo chung cùng các lực lượng cảnh sát biển ở Đông Nam Á, chẳng hạn như giúp đào tạo Cảnh sát biển Việt Nam.

Cơ quan này sẽ mở rộng thêm các hoạt động tương tự, mời các học viên từ Thái Lan, Myanmar tham gia các khóa huấn luyện. Cảnh sát biển Nhật Bản tin rằng, chuyên môn và kinh nghiệm đối phó với hải cảnh Trung Quốc ở Senkaku sẽ hữu ích cho các nước Đông Nam Á.

Còn theo tờ Philippines Daily Inquirer ngày 8/1, Hải quân Nhật Bản và Philippines đã tiến hành một cuộc tập trận chung đảm bảo an ninh hàng hải ở vùng biển ngoài khơi vịnh Subic, bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tư lệnh Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản Atsushi Minami cho biết, cuộc tập trận liên quan đến huấn luyện truyền thông và thực hiện bộ quy tắc ứng xử khi gặp gỡ bất ngờ trên biển. Ông cho biết:

“Chúng tôi rất vui mừng khi có sự tương tác này với Hải quân Philippines. Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta thể hiện quyền tự do hàng hải ở khu vực, vì Biển Đông rất quan trọng với Nhật Bản.

Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là rất quan trọng với chúng tôi. Điều hướng khu vực này một cách thường xuyên cũng rất quan trọng đối với chúng tôi. Chính phủ Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực.

Nhiều nước cùng chia sẻ mối quan tâm trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã đến thăm Ấn Độ, Malaysia và tham gia các hoạt động chung, Philippines là điểm cuối cùng trước khi chúng tôi trở về Nhật Bản”.

Tướng Minami nói với các phóng viên, Nhật Bản sẽ thường xuyên tuần tra các khu vực cần thiết ở Biển Đông. Lần này Hải quân Nhật Bản đã phái 2 chiến hạm Inazuma và Suzutsuki tham gia. 

Hai tàu chiến đến Philippines hôm thứ  Tư và lưu lại 3 ngày, gần 400 thủy thủ Nhật Bản tham gia các hoạt động giao lưu cùng hải quân nước sở tại.

Trong một động thái khác có liên quan, South China Morning Post ngày 7/1 dẫn nguồn tin hãng Kyodo cho biết, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và Pháp vừa tổ chức cuộc họp “2 cộng 2” hôm thứ Sáu để đàm phán hiệp định song phương về chia sẻ nguồn cung cấp các dịch vụ quốc phòng.

4 Bộ trưởng ra tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, một tham chiếu rõ ràng đến hành vi bồi đắp đảo nhân tạo bất hợp pháp từ phía Trung Quốc.

Theo thỏa thuận, Nhật và Pháp sẽ cung cấp cho nhau các dịch vụ hậu cần quân sự, ví dụ như nước, thực phẩm, dịch vụ vận chuyển và sửa chữa.
Nhật Bản đã có thỏa thuận tương tự với Mỹ, Australia, đang đàm phán một hiệp định tương tự với Anh và Canada, đồng thời xem xét cả phương án tương tự với New Zealand. 

Trong tuyên bố chung, Nhật Bản và Pháp kêu gọi tất cả các bên có quyền lợi trên biển cần tôn trọng nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế không thay đổi hiện trạng, quân sự hóa khu vực. 

RELATED ARTICLES

Tin mới