Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ - Trung với cuộc cạnh tranh về địa chính trị

Mỹ – Trung với cuộc cạnh tranh về địa chính trị

Năm 2017, nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quân sự ở Biển Đông như nước này từng thách thức với Mỹ. Như vậy mối quan hệ Mỹ – Trung có  thể nghiêng về hướng căng thẳng hơn, bởi Mỹ tung đòn kinh tế, còn Trung Quốc tập trung nhiều hơn cho các vấn đề quân sự, đặc biệt là gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông.

Tổng thống Mỹ đắc cử  Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Kết thúc năm 2016, quan hệ giữa hai “con hổ”  lớn Mỹ-Trung  đáng chú ý nhất là việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đặt câu hỏi về chính sách “một Trung Quốc” và nhận cuộc điện thoại chúc mừng từ nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Trung Quốc  phản đòn bằng cách tăng cường phòng thủ ở những đảo nhân tạo trên Biển Đông và thu giữ thiết bị lặn  trên tàu ngầm không người lái của Mỹ, mặc dù sau đó hai ngày đã phải trả lại.

Dư luận quốc tế đặt câu hỏi:  Liệu trong năm 2017 hai bên có cùng nhau tìm cách làm dịu mối quan hệ này hay đẩy lên  nóng hơn. Bởi cho đến hiện tạinhững bất đồng về tiền tệ và thương mại có thể đẩy mối quan hệ của hai nước tiến tới cuộc cạnh tranh về địa chính trị.

Tháng 12/2016 Trung Quốc đã  kịch liệt phản đối Tổng thống Mỹ Obama ra quyết định ngăn cản Quỹ Đầu tư Phúc Kiến (Fujian Grand Chip Investment Fund – FGC)  thực hiện thương vụ thâu tóm công ty điện tử Aixtron của Đức có trụ sở tại Mỹ. Mỹ ngăn cản thương vụ này vì cho rằng những công nghệ của công ty này có thể được sử dụng trong các thiết bị quân sự, và coi đây là “mối đe dọa đến an ninh quốc gia” của Mỹ một khi Aixtron rơi vào tay công ty của Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc tuyên bố thăng thừng, rằng việc ngăn cấm thương vụ trên là “chính trị hóa” hoạt động thương mại bình thường theo quy luật thị trường của các công ty.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng cho biết: “Chính phủ Trung Quốc cổ vũ các công ty Trung Quốc căn cứ theo nguyên tắc thị trường và quy tắc quốc tế, trên cơ sở tuân thủ pháp luật sở tại để triển khai hợp tác và đầu tư ra bên ngoài. Công ty Trung Quốc thu mua công ty Aixtron của Đức chỉ đơn thuần là hành vi thị trường. Trung Quốc phản đối việc chính trị hóa và can thiệp về mặt chính trị đối với hoạt động mua bán bình thường theo quy luật thị trường của các công ty”.

Dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ không chỉ với chính phủ sắp mãn hạn của Tổng thống Obama, mà còn với cả chính phủ của Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump.  Ông Donald Trump đã không ngớt chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ và phô diễn sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Phát biểu trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Donald Trump cho rằng Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ và đánh thuế nặng với các sản phẩm của Mỹ khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh.

Còn phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng chính sách “một nước Trung Quốc”, nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong 3 văn kiện chung đã được ký kết giữa hai nước. Yêu cầu Mỹ tận trọng, xử lý thỏa đáng những vấn đề liên quan đến Đài Loan, không tạo ra những trở ngại không cần thiết, làm xấu điquan hệ Trung – Mỹ.

Xem ra cảhai ông Donald Trump và Tập Cận Bình đều chịu áp lực rất lớn từ trong nước. Ông Trump buộc phải thực hiện lời hứa tranh cử về thay đổi thái độ với Trung Quốc. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình lại buộc phải cho thấy “giấc mơ Trung Quốc” đang tiến triển một cách tốt đẹp. Đây là cuộc đối đầu của một siêu cường lâu nay với một đối tác phát triển rất nhanh.

Nhìn lại hai thập niên qua, thấy rằng cựu Tổng thống George W. Bush và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama phản ứng rất chừng mực, cẩn thận với Trung Quốc. Tại sao vậy? Lý do hàng đầu là quan điểm sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc không ảnh hưởng tới Mỹ; quan hệ thương mại Mỹ – Trung đơn giản là Mỹ có sản phẩm giá rẻ và Trung Quốc có việc làm. Về mặt quân sự, cả ông Bush và Obama đều duy trì với các nước ở Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

Còn Donald Trump lại nghĩ khác. Ông mô tả sự phát triển của Trung Quốc là không chính đáng nhờ chính sách tiền tệ không công bằng chứ không phải xuất khẩu với giá quá hời. Ông có thể thay đổi cách đàm phán khi đặt Mỹ ở mức độ quan trọng hơn.

Nếu như Bush và Obama hài lòng với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nhưng lo lắng vấn đề địa chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới thì ông Trump lại khá chủ quan về khía cạnh này. Ông chỉ trích hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và yêu cầu Nhật Bản trả nhiều hơn cho việc Mỹ đồn trú tại đây.

Đến hiện tại Trung Quốc vẫn đang là chủ nợ lớn của Mỹ, nhưng chừng ấy không đủ sức tác động. Trung Quốc cũng chẳng thể bước vào cuộc chiến tranh thương mại với xuất khẩu giá hời. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống sau thời kỳ đỉnh cao.

Trong bối cảnh ấy, nhất là khi Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đến gần, ông Tập dù có tuyên bố mạnh mẽ thế nào chắc cũng phải để một con đường lùi. Và hi vọng  những tranh chấp trên biển Đông vẫn nhùng nhằng như thế, khó có thể nói trước điều gì.

RELATED ARTICLES

Tin mới