Tuesday, September 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiHệ thống phòng thủ THAAD ở Nhật Bản chứa đựng tham vọng...

Hệ thống phòng thủ THAAD ở Nhật Bản chứa đựng tham vọng gì của Mỹ?

Mỹ có thể gây sức ép để Nhật Bản đồng thuận triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ lực lượng hạt nhân của Trung Quốc và Nga.

Mỹ thử nghiệm khả năng hoạt động của THAAD. 

Theo Sputnik, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada có kế hoạch tới thăm đảo Guam vào ngày 12/1 nhằm thị sát Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Chuyến thăm của bà Inada được xem là nhằm nâng cao hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản trước các mối đe dọa tấn công từ lực lượng hạt nhân Triều Tiên. 

“Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa có kế hoạch cụ thể triển khai THAAD nhưng việc lắp đặt hệ thống vũ khí tối tân này có thể là một trong những giải pháp giúp tăng cường năng lực phòng thủ của Nhật Bản”, Sputnik dẫn lời bà Inada phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10/1. 

Cũng theo bà Inada, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong bối cảnh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang “tạo ra những mối đe dọa mới”. Bởi trước đó 2 ngày, Triều Tiên tuyên bố không loại trừ khả năng cho phóng thử một tên lửa đạn đạo mới vào “bất cứ thời điểm nào”. 

Chia sẻ với hãng tin Sputnik, chuyên gia Valery Kistanov tại Viện Viễn Đông ở Moscow nhận định Washington có thể gây áp lực để Tokyo triển khai THAAD như với Seoul. 

“Trong chương trình triển khai lá chắn tên lửa trên khắp toàn cầu, Mỹ muốn đặt THAAD ở vùng Viễn Đông để ngăn chặn các đợt tấn công từ Nga. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản lại là những đồng minh thân thiết của Mỹ. Còn tại châu Âu, Mỹ đã đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan”, ông Kistanov nói. 

Cũng theo ông Kistanov, kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ tại Nhật Bản không chỉ nhằm kiềm chế lực lượng hạt nhân của Nga mà còn từ Trung Quốc. Bởi trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh đang coi Tokyo là mối đe dọa an ninh lớn nhất. 

“Mỹ cũng như Nhật Bản đều mong muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama. Ngay cả Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng sẽ làm như vậy dù vị tỷ phú nhiều lần lên tiếng yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc tự lo liệu an ninh quốc gia”, chuyên gia Kistanov nhận định. 

Với việc nắm trong tay hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 cùng dàn tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, Nhật Bản hiện đã sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc tấn công liên quan tới tên lửa của Triều Tiên. Nhưng khi triển khai THAAD, phạm vi phòng thủ tên lửa của Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. 

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự tại Moscow, ông Vladimir Yevseyev lại cho rằng Lầu Năm Góc đã đánh giá quá cao năng lực của THAAD cũng như năng lực tên lửa của Triều Tiên. 

“Trung Quốc có thể đưa ra phản ứng trước sự hiện diện của THAAD ở Nhật Bản bằng cách triển khai thêm các tên lửa tầm trung. Hành động này sẽ gây bất ổn cho an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Nhật Bản”, chuyên gia Zhou Yongshengtại Trung tâm các mối quan hệ quốc tế ở Trung Quốc chia sẻ. 

Ông Zhou nhấn mạnh Trung Quốc cũng không muốn THAAD xuất hiện ở Hàn Quốc và hy vọng Seoul cân nhắc thận trọng. 

Quyết định của Hàn Quốc về việc triển khai THAAD vào cuối năm 2017 nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, đã trở thành điểm nóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Seoul và Bắc Kinh trong năm 2016. 

Cả Trung Quốc và Nga cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối sự xuất hiện của THAAD ở Hàn Quốc khi cho rằng Mỹ muốn ngăn chặn các hệ thống vũ khí chiến lược không chỉ ở trên bán đảo Triều Tiên mà còn nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc và vùng Viễn Đông của Nga. 

RELATED ARTICLES

Tin mới