Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ sử dụng con bài Đài Loan ở Biển Đông và phản...

Mỹ sử dụng con bài Đài Loan ở Biển Đông và phản ứng từ TQ

Trump dự kiến sẽ sử dụng vấn đề Đài Loan và Nga như một phần của chiến lược Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương khi ông nhậm chức. Trung Quốc sử dụng vạch “giới hạn đỏ” không cho phép ai vượt qua. Cuộc chiến của hai “ông lớn” sẽ còn tiếp diễn trên Biển Đông.

Trả lời trước báo giới, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thể hiện rõ quan điểm ông coi chính sách “Một Trung Quốc” là nền tảng quan trọng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh.

Thực hiện chính sách trên, từ năm 1979, Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan bởi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Tuy nhiên, gần đây ông Trump khiến cả thế giới bất ngờ khi điện đàm cùng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, hành động được cho là phá vỡ chính sách ngoại giao Mỹ duy trì với Trung Quốc suốt hàng thập kỷ qua.

Cuộc điện đàm giữa Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sau khi đắc cử Tổng thống năm ngoái đã phá vỡ truyền thống đối ngoại và gây ra mối quan tâm lớn ở Bắc Kinh.

Hồi đầu tháng 12 năm trước, ông Trump tiếp tục ngoại giao có ngụ ý dùng Đài Loan như một quân bài mặc cả với Trung Quốc trong các vấn đề gây tranh cãi như tiền tệ, thương mại, Triều Tiên hay căng thẳng ở Biển Đông.

Ông Trump còn nói toẹt ra rằng “ tại sao chúng tôi phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘Một Trung Quốc’ nếu không thể thỏa thuận được với Trung Quốc trước một số vấn đề, bao gồm cả thương mại”. ‘Một Trung Quốc’ là con bài mặc cả với Bắc Kinh, Donald Trump nghĩ rằng nó có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và thương mại”. Còn Bắc Kinh thì nói còn khối thứ để phản đòn .

Hay như, Ông Trump sẽ tôn trọng các cam kết của Mỹ rằng Đài Loan không được công nhận về mặt ngoại giao, trừ phi ông nhìn thấy những gì mình xem là tiến bộ của Bắc Kinh trong chính sách tiền tệ, thương mại.

Donald Trump cũng khẳng định: “Mọi thứ đang được đàm phán, bao gồm nguyên tắc ‘một Trung Quốc'”. Các nhà phân tích cũng đề cập, đối với Donald Trump, “một Trung Quốc” cũng giống như tất cả mọi thứ, đều có thể mang ra thương lượng. 

Ngoại giao Đài Loan theo cách này, ông Trump đang đánh vào lĩnh vực nhạy cảm nhất mà Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi”. Nếu Mỹ chính thức công nhận Đài Loan, điều chắc chắn Trung Quốc sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Bên cạnh đó, ông Trump cũng đứng trước nguy cơ bị “tấn công ngược” nếu Trung Quốc áp dụng các biện pháp đáp trả.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, sự đối đầu Trung – Mỹ gần đây nhất diễn ra trên Biển Đông sau vụ tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ một thiết bị lặn không người lái của Mỹ đang hoạt động khảo sát hải dương học trong vùng biển quốc tế phía Tây Bắc vịnh Subic, Philippines ngày 15/12/2016 đang dấy lên sự lo ngại về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

Ông Donald Trump đã gọi hành động này của Bắc Kinh là “ăn cướp”, nhưng Trung Quốc cho rằng họ làm điều này hợp pháp. Căng thẳng tạm thời lắng xuống 5 ngày sau khi Trung Quốc trả lại Mỹ chiếc UUV. Nhưng Biển Đông có thể lại dậy sóng khi ông Donald Trump nhậm chức vài ngày tới.

Dấu hiệu phản ứng tiếp theo từ phía Mỹ là ông Donald Trump có thể sử dụng con bài Đài Loan bằng cách phái một quan chức quân sự cấp cao của mình tới Đài Bắc, bán cho hòn đảo này các vũ khí tấn công… hay giúp Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế đòi hỏi tư cách có chủ quyền của các thành viên. Ông Donald Trump sẽ có rất nhiều công cụ “linh hoạt” để gây áp lực lên Trung Quốc. 

Sự gia tăng các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông gần như là một sự chắc chắn. Phán quyết Trọng tài 12/7 tiếp tục củng cố các cơ sở pháp lý vững chắc cho Mỹ thực hiện các hoạt động này ở Biển Đông.

Các nhà quan sát cho biết, cũng có một khả năng tàu chiến Mỹ sẽ thực hiện các hoạt động quân sự trong vùng biển quốc tế ở phạm vi 12 hải lý quanh các rặng san hô Trung Quốc kiểm soát và đảo hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) thay vì chỉ đi qua vô hại như trước.

Nhưng phía Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh sẽ vạch “giới hạn đỏ” không cho phép ai vượt qua. Một trong số các “giới hạn đỏ” này là không có tự do quá mức hoặc các hoạt động hàng hải ở quần đảo Trường Sa. Một “giới hạn đỏ” khác là không cho tuần tra chung diễn ra trong khu vực nếu có các nước bên ngoài khu vực tham gia, đặc biệt là Nhật Bản. Việc này đang đi ngược lại với kế hoạch của Mỹ về tự do hàng hải.

“Trump dự kiến sẽ sử dụng vấn đề Đài Loan và Nga như một phần của chiến lược Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương khi ông nhậm chức”. Trung Quốc sử dụng vạch “giới hạn đỏ” không cho phép ai vượt qua. Cuộc chiến của hai “ông lớn” sẽ còn tiếp diễn trên Biển Đông!

RELATED ARTICLES

Tin mới