Saturday, September 7, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện300 lính Mỹ đến Na Uy củng cố biên giới ở cực...

300 lính Mỹ đến Na Uy củng cố biên giới ở cực bắc NATO với Nga

Wall Street Jounal cho biết, gần 300 lính thủy đánh bộ Mỹ đã tới Na Uy hôm qua 16.1 với nhiệm vụ rõ rệt mà chính quyền Obama giao phó: Huấn luyện các đồng minh và giúp củng cố NATO ở biên giới cực bắc với Nga.

Thỏa thuận đóng quân Mỹ ở Na Uy sẽ kéo dài ít nhất một năm và binh lính sẽ được thay đổi luân phiên 6 tháng. Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đóng tại căn cứ Vaernes ở thành phố Trondheim, thánh phố lớn thứ ba Na Uy.

Nhiệm vụ công bố của lực lượng này là huấn luyện binh lính Mỹ trong điều kiện chiến tranh ở Bắc Cực.

“Trong 4 tuần đầu tiên họ sẽ tham gia huấn luyện cơ bản mùa đông, học cách sử dụng thanh trượt tuyết và sống sót trong môi trường Bắc cực” – Reuters dẫn lời Haarstad, người phát ngôn của Cận vệ Na Uy cho biết.

“Việc này không liên quan gì đến Nga hay tình hình hiện nay”.

Tháng Ba tới, lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tham gia các cuộc tập trận mang tên Joint Viking trong đó bao gồm cả binh lính Anh.

Cả Na Uy và Mỹ phủ nhận việc triển khai này nhằm chọc giận Nga, tuy nhiên NATO đang đưa lực lượng và vũ khí bổ sung tiến gần hơn tới biên giới Nga trong chiến dịch của NATO chống lại cái gọi là “sự xâm lược của Nga” ở Châu Âu.

Hồi tháng 10 vừa qua, khi NATO công bố sẽ đưa lính thủy đánh bộ Mỹ đến Na Uy, Đại sứ quán Nga tại Oslo đã đặt câu hỏi mục đích thật của việc này là gì.

Na Uy, một thành viên sáng lập của NATO, đã cam kết không cho binh lính nước ngoài đóng quân trên lãnh thổ của mình để làm giảm bớt lo ngại của Nga rằng việc này sẽ là cơ sở để tấn công bất ngờ. Trong nhiều thập kỷ, Na Uy cho phép tích trữ vũ khí lớn trong nước để chuẩn bị cho nguy cơ xung đột, song chỉ cho phép binh lính các nước đồng minh tới đây với mục đích huấn luyện.

Song Oslo đã bác bỏ quan niệm cho rằng việc triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ đi ngược lại cam kết nói trên, nói rằng lính Mỹ sẽ được thay đổi luân phiên chứ không đóng quân vĩnh viễn.

Theo RT, NATO thường xuyên áp dụng lý do này cho tất cả việc triển khai quân ở các nước Đông Âu nhằm tránh né thỏa thuận của liên minh với Nga, trong đó cấm triển khai vĩnh viễn lực lượng gần Nga.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cuối tuần qua nói NATO đã lỗi thời nhưng vẫn quan trọng với Mỹ. Đáp lại, Đức nói họ quan ngại với phát biểu “NATO lỗi thời” của ông Trump.

RELATED ARTICLES

Tin mới