Tuesday, April 23, 2024
Trang chủĐiểm tinNgoại trưởng Mỹ ẩn ý gửi tới châu Âu đang phân rã

Ngoại trưởng Mỹ ẩn ý gửi tới châu Âu đang phân rã

Ngoại trưởng John Kerry khuyên châu Âu tin tưởng vào lý do lập nên EU, châu Âu có thể lên gồng với ông Donald Trump.

Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm John Kerry.

Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2017 đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có bài phát biểu bày tỏ quan điểm cho thấy châu Âu cần “tự tin vào bản thân mình” và ghi nhớ lí do vì sao hình thành nên liên minh này.

Trong bài phát biểu ngày 17/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tán dương nỗ lực mang tính lịch sử, khẳng định không một khu vực và quốc gia nào trên thế giới lớn mạnh như EU.

Ông John Kerry cam kết duy trì khẩn trương giải quyết các vấn đề còn dang dở và những thách thức mà thế giới đối mặt. Ông cam kết thúc đẩy mọi nỗ lực đi theo phương hướng đã đề ra.

Ngoài ra, ông tìm cách trấn an các đại biểu tham dự hội nghị về tương lai của những sáng kiến toàn cầu khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.

Những phát biểu của ông Kerry về EU được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về sự rạn nứt khối này, đặc biệt khi Anh quyết định rời EU (hay còn gọi là Brexit) trong khi những thách thức khác về vấn đề an ninh và người di cư đang gây mất đoàn kết trong khối. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng dự báo là tiến trình Brexit sẽ thành công và nhiều nước khác cũng sẽ từ giã EU. 

Đặc biệt, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố về tương lai lụi tàn của liên minh châu Âu sau Brexit và “sự lỗi thời” của NATO, giới lãnh đạo châu Âu đã đồng loạt phản đối mạnh mẽ vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phản pháo rằng giới lãnh đạo EU chịu trách nhiệm về chính những việc làm của mình. “Chúng tôi là những người châu Âu, chúng tôi tự quyết định số phận của chúng tôi”.

Tổng thống Pháp Francois Hollande thì lên tiếng : “Châu Âu không cần sự tư vấn của người ngoài về những gì mình đã làm”.

Thậm chí, cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls – người đang đại diện cho đảng đương quyền ra tranh cử tổng thống Pháp – còn cho rằng những lời lẽ của vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ chẳng khác gì lời tuyên bố chiến tranh với châu Âu.

Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders thì cho rằng châu Âu và NATO cần phải cho ông Donald Trump thấy những lợi ích thực sự của họ mang lại với nước Mỹ.

Theo lời ông Reinders, ông trông đợi rằng hội nghị thượng đỉnh NATO kế tiếp, mà năm nay sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại tòa nhà mới của trụ sở NATO ở Brussels, thì “sẽ là cơ hội xúc tiến những công việc cần thiết” theo kế hoạch thuyết phục tân Tổng thống Hoa Kỳ về ý nghĩa của cơ cấu Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Ngoại trưởng Bỉ nói vậy cũng có lý do và Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm cũng có ý đúng. EU và NATO có ý nghĩa khi thành lập ra liên minh hay tổ chức này và vì những giá trị mà nó mang lại thực sự có ý nghĩa với Washington.

Lâu nay, châu Âu vẫn là một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của Mỹ.

Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu. Kinh tế Mỹ-EU hiện chiếm gần 50% tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ và 30% kim ngạch thương mại của toàn cầu. Bởi vậy, một khi được ký kết, Hiệp định thương mại tự do Mỹ-EU sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới.

Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Mỹ và châu Âu mới đạt 449 tỷ euro. Chỉ 1 năm sau, con số đó đã tăng lên 646 tỷ euro. Năm 2012 Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất của EU với 99 tỷ euro, chiếm 66% tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào EU và dòng vốn trực tiếp nước ngoài giữa hai bờ Đại Tây Dương lên tới 1.000 tỷ USD.

Chính bởi vậy, những ảnh hưởng tới kinh tế và sự ổn định châu Âu ắt hẳn sẽ có liên quan tới Mỹ và động thái gây mâu thuẫn của ông Donald Trump ắt hẳn sẽ chỉ mang tới nhiều bất lợi.

Chính sách của Hoa Kỳ xưa nay hướng tới EU không chỉ về kinh tế mà còn là an ninh quốc phòng và chính trị đều có chiều hướng ngăn cản sự tương tác và mối quan hệ lâu dài giữa Nga và EU, đứng chen chân để có được lợi ích cho mình.

Nếu với những tuyên bố làm tan rã châu Âu hay phá vỡ các liên kết quân sự NATO, một là ông Trump đang có phương pháp mới để tiếp cận thị trường châu Âu không theo những cách truyền thống như lập liên minh; hai là ông Trump thực sự đang tính sai bước đi với phương Tây – đối tác lớn truyền thống ở bên kia đại dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới